Các trường hợp cấm, hạn chế biểu tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về biểu tình trên thế giới và ở việt nam (Trang 57 - 61)

2.2 .Pháp luật biểu tình một số quốc gia trên thế giới

2.2.4. Các trường hợp cấm, hạn chế biểu tình

Thông thường các nội dung, cấm hạn chế thường tập trung vào các nội dung: hành vi, thời gian, địa điểm, và một số tiêu chí khác.

+ Các quy định chung:

Đức: Điều 1 Khoản 2 Luật Biểu tình quy định các trường hợp cấm biểu tình như: chống lại trật tự dân chủ tự do (die freiheitliche demokratische

Grundordnung) đã được quy định tại Điều 18 Luật CB;nhằm mục đích kêu gọi Tòa án Hiến pháp tuyên bố giải tán một Đảng chính trị nào đó; ủng hộ một đảng phái đã được Tòa án Hiến pháp liên bang tuyên bố là đảng vi hiến và cấm hoạt động;tụ họp những hội mà theo Luật về Hội (Vereinsgesetz) và Điều 9 khoản 2 Luật CB đã cấm hoạt động.

Trung Quốc: Pháp luật biểu tình của Trung Quốc đưa ra những quy định chung để cấm biểu tình như: Không được phản đối các nguyên tắc cơ bản được hình thành theo Hiến pháp, không gây hại cho quốc gia, xã hội, lợi ích tập thể, và các công dân khác của quyền tự do chính đáng (Điều 4).Không được tiến hành biểu tình biểu tình khi: ngược lại hiến pháp thành lập các nguyên tắc cơ bản;gây nguy hiểm cho sự thống nhất quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ;kích động phân chia dân tộc (Điều 12).

Pháp luật biểu tình của Hàn Quốc và Campuchia không đưa ra trường hợp cấm biểu tình trong các quy định chung mà đặt vào trong các tiêu chí khác nhau để đưa ra những quy định cấm với cuộc biểu tình của công chúng.

+ Thời gian:

Campuchia: Pháp luật biểu tình của Campuchia đưa ra những những quy định cấm, hạn chế biểu tình về mặt thời gian như sau: Cấm biểu tình trong các ngày sinh nhật của nhà vua, ngày đăng quang, lễ hội nước, ngày Quốc khánh, ngày Khmer, Năm mới và ngày Pchum Ben (Điều 9); Những cuộc biểu tình chỉ có thể được tổ chức từ 6h đến 18h (Điều 18).

Hàn Quốc: quy định các cuộc biểu tình chỉ được tiến hành từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn, trừ một số trường hợp được nhà cầm quyền cho phép (Điều 10).

Trung Quốc: quy định các cuộc biểu tình chỉ được tiến hành trong thời gian được giới hạn từ 6h đến 22h, trừ trường hợp được Chính quyền nhân dân địa phương phê duyệt (Điều 24)

Đức: không có quy định hạn chế biểu tình liên quan đến thời gian. Mọi cá nhân đều có quyền biểu tình bất kể thời gian nào.

+ Địa điểm:

Đức: Về địa điểm tiến hành biểu tình, Luật biểu tình của Đức quy định rõ đoàn biểu tình không được tiến hành biểu tình tại các cơ quan lập pháp của liên bang hay của bang cũng như Tòa án Hiến pháp liên bang (Khoản 1, Điều 16).

Campuchia: Pháp luật Campuchia đưa ra những hạn chế đối với cuộc biểu tình về địa điểm như sau: Không được tiến hành biểu tình ở Địa điểm tư nhân, hoặc sở hữu tập thể mà chưa được phép của chủ sở hữu (Điều 14); Hai cuộc biểu tình phải cách nhau tối thiểu 500m tại cùng một địa điểm (Điều 14).

Hàn Quốc: Pháp luật biểu tình của Hàn Quốc đưa ra những hạn chế đối với biểu tình về địa điểm biểu tình như sau: Các cuộc biểu tình diễn ra trong vòng 100m kể từ các địa điểm liệt kê tại Điều 11như: Nghị viện, toàn án thấp hơn, Toàn án Hiến pháp, Phủ tổng thống, Tòa bảo hiến, Phủ thủ tướng. Các cơ quan ngoại giao và nhà ở nhân viên ngoại giao nước ngoài,…Hạn chế biểu tình tại các địa điểm như trường học, căn cứ quân sự theo các luật chuyên ngành (Điều 8)

Trung Quốc: Pháp luật biểu tình của Trung Quốc đưa ra nhiều các quy định để cấm, hạn chế biểu tình tại các địa điểm quan trọng, có sự hiện diện của các cơ quan nhà nước. Cụ thể: Cấm biểu tình tại các cơ quan nhà nước, quân sự cơ quan, đài phát thanh, đài truyền hình, đại sứ quan nước ngoài, và các đơn vị khác đặt tại hoặc sau, các nhà chức trách quyền duy trì trật tự và thiết lập an ninh tạm thời, không có sự cho phép của Công an nhân dân không được vượt qua (Điều 22); Không được tổ chức biểu tình trong phạm vi 10- 300m xung quanh bên trong Ủy ban thường vụ quốc hội, Hội đồng Nhà nước và Ủy ban quân sự trung ương; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Đại sứ; các cơ sở quân sự quan trọng; sân bay, đường sắt và cảng. Trừ trường hợp được hội đồng nhà nước phê duyệt (Điều 23).

+ Hành vi:

Đức: Pháp luật biểu tình đưa ra các hành vi cấm trong khi công chúng thực hiện biểu tình như: người tham gia biểu tình không được sử dụng vũ khí hay công cụ có tính bạo lực nào nhằm mục đích gây tổn thương hoặc làm thiệt hại tài sản của người khác hay tài sản công (Điều 2); không được mặc những trang phục, hoặc sử dụng những biểu tượng có tính chất thù địch về mặt chính trị (Điều 3).

Camphuchia: Pháp luật biểu tình có quy định sẽ cấm cuộc biểu tình nếu như có thông tin rõ ràng chỉ ra rằng các cuộc biểu tình có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho an ninh, an toàn và công chúng trật tự (Điều 9).

Hàn Quốc: Các cuộc biểu tình sẽ bị cấm nếu như có các dấu hiệu rõ ràng, hoặc có hành vi bạo lực, đe dọa, đốt phá…mối đe dọa trực tiếp đến hòa bình và trật tự công cộng ; Những người lợi dụng biểu tình để tuyên truyền nội dung bị cấm (Điều 5).

Trung Quốc: Theo pháp luật biểu tình Trung Quốc, các cuộc biểu tình sẽ không được phép mang vũ khí, kiểm soát các công cụ cắt, vật liệu nổ, không sử dụng bạo lực hoặc kích động bạo lực (Điều 4). Các cuộc biểu tình sẽ bị cấm nếu có các bằng chứng đầy đủ rằng việc tổ chức các cuộc tụ họp, diễu hành và biểu tình trực tiếp sẽ gây nguy hiểm cho an ninh, trật tự xã hội nghiêm trọng (Điều 12); Cấm các cuộc biểu tình liên quan đến hoạt động phạm tội hoặc kích động tội phạm (Điều 26).

+ Tuyến đường: Chỉ có pháp luật biểu tình của Hàn quốc đưa ra những hạn chế đối với biểu tình liên quan đến tuyến đường, theo đó Cảnh sát khu vực theo thẩm quyền được cấm hoặc hạn chế những tuyến đường nhất định nhằm đảm bảo anh ninh (khoản 1, Điều 12).

+ Số lượng người tham gia: Các quốc gia như Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc không quy định về hạn chế số lượng người tham gia trong cuộc biểu

tình, chỉ có pháp luật biểu tình của Campuchia đưa ra mức tối đa số lượng người tham gia biểu tình là 200 người (Điều 12)

+ Hạn chế tiếng ổn: Trong bốn quốc gia nêu trên, chỉ có Hàn Quốc đưa ra những hạn chế về tiếng ốn trong biểu tình, theo đó: Việc sử dụng loa phóng thanh, trống chiêng, máy móc thiết bị giới hạn theo quy dịnh trong nghị định về tiếng ồn (Điều 14) Theo quy định của Nghị định Tổng thống không áp dụng cho các học thuật, nghệ thuật, thể thao, tôn giáo, nghi thức xã hội, giải trí, các dịp lễ và các sự kiện biên giới (Điều 15)

Như vậy, thông qua các tiêu chí để đưa ra những hạn chế, cấm biểu tình tại các 4 quốc gia nêu trên ta thấy rằng luật biểu tình của Campuchia, Đức liệt kê khá ít các hạn chế, Trung Quốc chi tiết hơn nhưng vẫn bỏ ngỏ một số nội dung như tuyến đường, giới hạn tiếng ồn. Cả 4 quốc gia đều có những hạn chế về mặt hành vi đối với các cuộc biểu tình, theo đó cấm các hành vi có tính bạo lực diễn ra trong cuộc biểu tình để đảm bảo các cuộc biểu tình diễn ra trong hòa bình, đạt được mục đích của biểu tình. Ngoải ra, tuy thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia mà đặt ra các tiêu chí khác nhau để hạn chế, cấm biểu tình. Tuy nhiên, khi đưa ra các tiêu chí để hạn chế, cấm biểu tình, các quốc gia đều phải chỉ ra những căn cứ hợp pháp cho các việc hạn chế, cấm biểu tình và các căn cứ này phải không trái với các quy định trong Công ước ICCPR, 1966.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về biểu tình trên thế giới và ở việt nam (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)