2.2 .Pháp luật biểu tình một số quốc gia trên thế giới
2.2.1. Các khái niệm có liên quan đến cuộc biểu tình
Bên cạnh khái niệm biểu tình, một số khái niệm liên quan cũng cần được giải thích trong quá trình áp dụng luật. Đây là một mục quan trọng cần
thiết vì trong quá trình áp dụng có những khái niệm cần thiết phải được cụ thể. Luật Hàn Quốc quy định tại Điều 2 các khoản 3,4,5,6 một số khái niệm về:
- Người tổ chức: là những chủ thể nhân danh mình tổ chức các cuộc biểu tình và chịu trách nhiệm về việc tổ chức đó.
- Trật tự biểu tình: là trách nhiệm của những người tổ chức trong việc đảm bảo chính trật tự của những người tham gia đoàn biểu tình
- Giữ trật tự: là thẩm quyền của cảnh sát trưởng địa phương để bảo vệ các cuộc biểu tình hợp pháp bằng cách thức như điều hòa giao thông giữa các địa điểm, kiểm soát tiếng ồn, kiểm soát tuyền đường đi.
- Cơ quan an ninh: dùng để chỉ cảnh sát cấp tỉnh.
Luật Biểu tình của CHLB Đức lần đầu tiên được đăng công báo ngày 24/7/1953, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/8/1953.Luật biểu tình năm 1953 gồm có 33 Điều. Nội dung của Luật biểu tình đề cập đến bốn nội dung chính: những quy định chung; quyền nghĩa vụ của những người tham gia biểu tình; quyền và nghĩa vụ của cảnh sát và xử lý vi phạm. Luật biểu tình của Đức chỉ đưa ra quy định chung về biểu tình (Meinungskundgabe) đó là nguyên tắc là không bị giới hạn. Người biểu tình có thể biểu tình về bất cứ vấn đề gì thuộc phạm vi của quyền tự do ngôn luận (Meinungsfreiheit). Một điều kiện quan trọng trong Luật BT là những người tham gia biểu tình phải có chung ít nhất một mục đích (gemeinsamer zweck). Hiểu thế nào là chung mục đích? Theo Tòa án Hiến pháp liên bang, “chung mục đích” là “sự ràng buộc về nội dung của những người tham gia biểu tình, cùng hướng tới ít nhất một mục đích cụ thể”. “Một cuộc biểu tình có mục đích chung” được hiểu là nhiều người cùng tham gia thể hiện chính kiến của mình trong quan hệ với trật tự dân chủ của
nhà nước. Những sự kiện do tư nhân tổ chức mang tính giải trí, văn hóa không được gọi là biểu tình.Về số lượng người tham gia biểu tình, Luật cơ bản và Luật biểu đều không quy định rõ số lượng tối thiểu người tham gia
biểu tình là bao nhiêu. Các nhà khoa học luật hiến pháp cho rằng, cần căn cứ vào chính thuật ngữ “Versammlung”, có nghĩa là một tập hợp, mà một tập hợp thì tối thiểu cần có ít nhất hai người tham gia.
Luật biểu tình của Trung Quốc chỉ đưa ra quy định chung về biểu tình tại Điều 2. Theo đó, thuật ngữ biểu tình được sử dụng trong pháp luật biểu tình Trung quốc đó là một hoạt động mà mọi người có quyền bày tỏ nguyện vọng chung của công chúng, bao gồm việc đưa ra các yêu cầu trong cuộc biểu tình dưới hình thức các cuộc hội họp, diễu hành, biểu tình ngôi tại các địa điểm công cộng ngoài trời hay trên các tuyến đường giao thông.
Luật Biểu tình Campuchia không đưa ra các khái niệm nào liên quan đến biểu tình trong Luật biểu tình quy định chi tiết về các vấn đề khác của cuộc biểu tình như: trình tự, thủ tục,các hạn chế, quyền và nghĩa vụ của người tổ chức, tham gia và cơ quan nhà nước, việc xử lý vi phạm.
Như vậy, trong bốn hệ thống luật biểu tình nói trên, Luật biểu tình Hàn Quốc là luật đưa ra nhiều các khái niệm liên quan đến biểu tình. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng Luật biểu tình để tránh sự hiểu khác nhau giữa các thuật ngữ được sử dụng trong Luật biểu tình, gây khó khăn cho cơ quan quản lý và người biểu tình.