2.2 .Pháp luật biểu tình một số quốc gia trên thế giới
2.2.3. Đơn yêu cầu – xin phép – thông báo
Tuy mỗi nước quy định thông báo, cho phép khác nhau nhưng nhìn chung phải có văn bản gửi đến cơ quan có thẩm quyền, trước một thời gian hợp lý. Mục này nằm phân tích một số yêu cầu cần có trong một bản thông báo, một đơn xin phép và một số vấn đề liên quan như thủ tục nộp, cơ quan nhận, cơ quan có thẩm quyền cho phép (trong trường hợp cho phép), kháng cáo nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Pháp luật biểu tình của Đức quy định nội dung đơn thông báo biểu tình bao gồm: ai là trưởng đoàn, các thông tin về biểu tình và chịu trách nhiệm về cuộc biểu tình (Điều 14). Việc sử dụng các biểu ngữ nội dung gì phải được thông báo trước cho cảnh sát khi tiến hành thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc biểu tình (Điều 18).`
Luật Hàn Quốc quy định tại Điều 6 một số nội dung cần kê khai trong bản thông báo như mục đích, thời gian diễn ra, địa điểm diễn ra, thông tin về người tổ chức như tên, địa chỉ, tổ chức và nhân sự dự kiến sẽ tham gia. Vì tính chất chỉ là một bản thông báo nên các nội dung trong thông báo chỉ mang tính chất thông tin cơ bản, một số thông tin chỉ mang tính tương đối như số lượng người tham gia. Quy định về người tổ chức biểu tình cũng không quá chi tiết chỉ là thông tin về tên và địa chỉ, quy định về người tổ chức biểu tình có thể là tổ chức hoặc cá nhân nếu cá nhân đó đủ 18 tuổi. Như vậy, một thông báo chỉ chứa những thông tin cơ bản để các cơ quan có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình mà thôi.
Cũng tại Điều 6 luật Campuchia quy định nội dung của bức thư thông báo bao gồm các nội dung: Thông tin về 3 người tổ chức biểu tình gồm họ tên, bí danh, địa chỉ đính kém theo một bản sao chứng minh thư nhân dân, mục đích, ngày, giờ, địa điểm sẽ tiến hành biểu tình, tuyến đường đi qua, số lượng người và số lượng đi theo thể loại. Có thể thấy rằng bức thư thông báo của Campuchia yêu cầu một số nội dung chi tiết hơn về các vấn đề liên quan, điều này chứng minh cho tính chất không nguyên nghĩa của một bức thư thông báo trong luật Campuchia.
Theo Điều 8 luật Trung Quốc quy định việc nộp đơn phải được thực hiện bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nội dung trong đơn phải thể hiện chính xác cụ thể mục đích tổ chức diễu hành, biểu tình, phương thức tiến hành, áp phích, khẩu hiệu, số lượng người, số lượng xe tham gia,
việc sử dụng các loại và số lượng các thiết bị âm thanh, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, địa điểm (bao gồm cả nơi tập hợp và nơi giải tán), tuyến đường và tên, nghề nghiệp, địa chỉ của người tổ chức. So sánh với hai luật đã được liệt kê ở trên ta thấy cũng là văn bản nhưng ở đây thực hiện bằng hình thức đơn xin. Dựa trên nội dung trong đơn này kết hợp với sự xác minh kiểm tra đánh giá để xem xét việc có cho phép hay không. Vì vậy nội dung của đơn khá chi tiết. Việc quy định chi tiết như vậy sẽ dễ dàng trong việc quản lý an ninh trật tự vì dựa trên nội dung đơn đăng ký, người tổ chức phải đảm bảo, việc thực hiện chính xác. Tuy nhiên cũng phát sinh một số vấn đề các nội dung chỉ mang tính dự kiến như số lượng người, phương tiện tham gia, tuyến đường, những nội dung này nhà làm luật nên tách ra những trường hợp dự kiến là khoảng bao nhiêu, khả năng thay đổi số lượng và xác xuất thay đổi là lớn hay nhỏ. Còn các nội dung khác quy định chi tiết và cụ thể chỉ làm cho mọi việc dễ dàng và thuận lợi hơn.
Tuy có sự khác nhau quy định về nội dung thông báo biểu tình, nhưng nhìn chung giữa pháp luật biểu tình của bốn quốc gia nêu trên đều có những điểm chung khi quy định những nội dung cơ bản cần có trong thông báo yêu tình: về người tổ chức biểu tình, thời gian, địa điểm tiến hành biểu tình, nội dung các biểu ngữ trong biểu tình. Ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mỗi quốc gia quy định thêm các nội dung khác trong thông báo biểu tình như: số lượng người tham gia, thông tin của những người tham gia, các tuyến đường dự kiến đi qua của cuộc biểu tình… Trong các luật nêu trên thì Luật Trung Quốc là luật quy định chi tiết và cụ thể các thông tin cần có trong đơn xin biểu tình do theo pháp luật Trung Quốc việc biểu tình của công chúng có diễn ra hay không là phải có sự cho phép của cơ quan chức năng của nhà nước. Do đó, các cơ quan chức năng này yêu cầu rất chặt chẽ về nội dung của đơn xin phép biểu tình để có thể nắm bắt đầy đủ các thông tin liên quan đến biểu tình. Còn đối với các quốc gia khác, đặc biệt là Đức việc biểu tình của
người dân chỉ cần làm thủ tục thông báo chứ không phải cần sự cho phép của cơ quan chức năng nên chỉ quy định một số nội dung cơ bản trong thông báo biểu tình, đặc biệt là quy định chặt chẽ về người tổ chức biểu tình và nội dung, mục đích mà cuộc biểu tình hướng tới. Còn các nội dung khác, do đây chỉ là thông báo dự kiến nên pháp luật biểu tình của Đức không quy định chi tiết để tạo sự linh động của công chúng khi tiến hành biểu tình.
Thủ tục - Thẩm quyền cho phép biểu tình
Như đã phân tích ở trên, theo Luật biểu tình của Đức thì trước khi tiến hành biểu tình 48 giờ, người tổ chức biểu tình phải gửi thông báo đến các cơ quan nhà nước. Điểm đặc biệt trong Luật biểu ở Đức là đã xác định rõ: trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền là phải tổ chức các phương tiện giao thông tại nơi diễn ra biểu tình để đảm bảo an toàn cho cuộc biểu tình. Phán quyết số 69 của Tòa án Hiến pháp liên bang đã nêu rõ “các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm tổ chức, tạo mọi điều kiện cho cuộc biểu tình diễn ra một cách ôn hòa”. Đoàn biểu tình chỉ cần công bố rõ thời gian, địa điểm tổ chức biểu tình, còn việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông ra sao là thuộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước. Một điểm khá lý thú là Luật Biểu tình ở Đức quy định rất rõ về vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của “người trưởng đoàn”, theo đó, cuộc biểu tình nào cũng phải có một người trưởng đoàn, đây sẽ là người tổ chức tiến hành và chịu trách nhiệm về cuộc biểu tình. Người trưởng đoàn sẽ chịu trách nhiệm theo dõi diễn tiến của việc biểu tình, chịu trách nhiệm về việc biểu tình phải diễn ra một cách ôn hòa, không vũ khí (Điều 8, Điều 19).Trong quá trình biểu tình, trưởng đoàn có quyền dừng hoặc chấm dứt biểu tình bất cứ lúc nào, có thể tước quyền biểu tình của bất cứ ai có hành động gây rối, hoặc không tuân theo chỉ đạo của trưởng đoàn (Điều 8, Điều 19). Người bị trưởng đoàn đuổi khỏi đoàn biểu tình, phải có nghĩa vụ rời khỏi đoàn biểu tình ngay lập tức, cảnh sát sẽ hỗ trợ trưởng đoàn thực hiện đúng nhiệm vụ trong trường hợp người bị đuổi không tuân theo yêu cầu của trưởng
đoàn biểu tình (Điều 11).Ngoài ra, Luật Biểu tình ở Đức cũng cho phép người trưởng đoàn có thể cử ra một số người trợ giúp biểu tình (Ordner) từ thành viên của đoàn biểu tình đó (Khoản 1, Điều 9 Những người trợ giúp biểu tình này phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền khi đăng ký biểu tình (Khoản 2, Điều 18). Trưởng đoàn phải chịu trách nhiệm thông báo cho cảnh sát về những người trợ giúp biểu tình này (Khoản 2, Điều 9).
Luật Hàn Quốc quy định về thủ tục đối với thông báo về biểu tình là trong thời hạn đã được đề cập ở trên, người tổ chức biểu tình phải giữ bản thông báo đến cơ quan cảnh sát địa phương. Xuất phát từ yếu tố thông báo nên các cơ quan hành chính không có nhiệm vụ gì mà chủ yếu là các cơ quan có trách nhiệm đảm bảo an ninh, việc quy định gửi đơn đến cảnh sát địa phương là một quy định hợp lý. Trong trường hợp cuộc biểu tình không thể thực hiện được như trong thông báo thì phải thông báo với nhân viên quận trưởng bằng một cách thức có thể nhận biết, Điều 7 quy định trong trường hợp bổ sung thông tin khi không đủ thông tin về cuộc biểu tình thì cảnh sát trưởng có thẩm quyền yêu cầu người tổ chức bổ sung thông tin từ 12 đến 24h trước cuộc biểu tình diễn ra. Quy định thẩm quyền được thông báo về biểu tình của cơ quan cảnh sát là hợp lý nhưng quy định về việc không thể thực hiện như kế hoạch lại thông báo cho nhân viên quận trưởng (một chưc danh phụ trách công việc thủ tục hành chính) là chưa hợp lý, có thể thông báo thẳng cho cơ quan đã nhận thông báo hoặc các cơ quan được phân công quản lý an ninh tại địa điểm dự định tổ chức biểu tình. Như vậy thủ tục gọn gàng và cũng hiệu quả, thứ hai luật chỉ quy định một trường hợp kê khai bổ sung khi cảnh sát trưởng chưa thấy đầy đủ và có yêu cầu, còn đối với các trường hợp không phải là bổ sung mà là thay đổi, sửa chữa thông tin hoặc bổ sung nhưng là do người tổ chức tự mình bổ sung không thấy quy định.
Luật Campuchia quy định về thủ tục khá chi tiết từ Điều 7 đến Điều 14 bao gồm việc gửi thư thông báo đến hội đồng thành phố, hoặc tỉnh ít nhất 5 ngày trước khi tổ chức biểu tình. Khi nhận được thông báo hội đồng thành
phố có trách nhiệm cấp một biên nhận đã nhận được thông báo, phải lập tức công bố tại các địa điểm công khai, trên các kênh thông tin địa phương đồng thời thông báo về sự kiện đến sở cảnh sát địa phương, hiến binh trạm và các cơ quan liên quan nơi biểu tình dự kiến diễn ra. Cơ quan có thẩm quyền, có trách nhiệm kiểm tra và trả lời trong vòng 3 ngày. Nếu có căn cứ cho rằng biểu tình có thể gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự thì cơ quan có thẩm quyền phải lập tức thông báo đến người tổ chức, và hai bên sẽ tiến hành thảo luận và đưa ra giải pháp. Nếu hai bên không thể đi đến một thỏa thuận chung và hợp lý thì cơ quan có thẩm quyền sẽ kiến nghĩ Bộ trưởng Bộ nội vụ cho ý kiến, quyết định của Bộ trưởng có giá trị chung thẩm. Trong trường hợp đặc biệt cấp bách thị một thủ tục đơn giản ngắn gọn được áp dụng để đảm bảo quyền cho người biểu tình. Quy định như luật Campuchia đảm bảo được vị trí của người dân với cơ quan nhà nước, thủ tục thảo luận, đàm phán về các vấn đề phát sinh rất đáng ghi nhận, đó là một điểm rất tiến bộ. Tuy nhiên, quy định về các vấn đề giải quyết bằng quyết định của Bộ trưởng Bộ nội vụ là chưa hợp lý vì Bộ trưởng Bộ nội vụ có rất nhiều công việc để quản lý, biểu tình là một vấn đề dân sự, nếu cuộc biểu tình nào cũng không thể giải quyết ở địa phương cũng để Bộ trưởng Bộ nội vụ giải quyết thì không khả thi.
Luật Trung Quốc quy định về thủ tục bao gồm: nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền trước 5 ngày, cơ quan nhà nước có trách nhiệm kiểm tra xem xét trước 2 ngày khi tổ chức biểu tình, nếu không cho phép thì phải giải thích lý do. Đối với những trường hợp sự kiện biểu tình xảy ra đột ngột thì cơ quan có thẩm quyền phải lập tức xem xét có cho phép hay không. Trong trường hợp có thay đổi một số nội dung ảnh hưởng đến an ninh thì phải thông báo đến người tổ chức và được trì hoãn 5 ngày, nếu không đồng ý với với quyết định của cơ quan có thẩm quyền được yêu cầu xem xét lại bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vòng 3 ngày. Luật này quy định về trường hợp các cuộc biểu tình xảy ra đột ngột và cơ quan có thẩm quyền phải ứng phó ngay, đây là quy định rất hay vì trên thực tế không sự kiện nào cũng biết trước 5 ngày để
làm đơn và chuẩn bị có những trường hợp phản ứng rất tức thời, quy định về xem xét lại đã khắc phục được nhược điểm của luật Campuchia.
Như vậy, trong thủ tục – thẩm quyền cho phép biểu tình có sự khác nhau cơ bản giữa các quốc gia trong nghĩa vụ xin phép biểu tình. Nếu như Đức và Hàn Quốc đều quy định rõ ràng việc biểu tình chỉ cần tiến hành thủ tục thông báo biểu tình với những nội dung cơ bản của thông báo thì trong thời gian quy định của thông báo, người tham gia biểu tình có thể tiến hành cuộc biểu tình mà không cần sự cho phép của cơ quan chức năng, chỉ cần những cuộc biểu tình đáp ứng được các điều kiện của pháp luật. Pháp luật biểu tình của Campuchia không quy định sự cho phép biểu tình từ phía các cơ quan chức năng nhưng có quy định về việc xem xét thông báo biểu tình, nếu như có sự nghi ngờ về biểu tình sẽ gây ra mất trật tự công cộng thì phải tiến hành đàm phán với người tổ chức biểu tình để tìm ra giải pháp. Và như vậy, việc nghi ngờ về cuộc biểu tình sẽ gây ra mất trật tự công cộng là mang cảm tính của cơ quan chức năng vì xét cho cùng, việc biểu tình sẽ có sự tham gia của nhiều người, họ tập trung hô khẩu hiệu và tuần hành ở những địa điểm công cộng nên viện dẫn sự kiện đó làm mất trật tự công cộng là dễ xảy ra. Còn đối với pháp luật Trung Quốc, do biểu tình là thủ tục cần sự cấp phép từ phía các cơ quan chức năng nhà nước nên thủ tục để một cuộc biểu tình diễn ra là tương tối phức tạp, tốn nhiều thời gian. Điều này rất dễ làm mất đi tính thời sự của các cuộc biểu tình.