Về quản lý biểu tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về biểu tình trên thế giới và ở việt nam (Trang 45 - 47)

2.1.1 .Về quyền biểu tình

2.1.3. Về quản lý biểu tình

Công ước UDHR 1948 và ICCPR 1966 không đưa ra quy định cụ thể nào liên quan đến quản lý biểu tình mà chỉ quy định các nguyên tắc khi nhà nước tiến hành những hạn chế hoặc cấm đối với hoạt động biểu tình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia quốc tế, yêu cầu quản lý biểu tình đòi hỏi các quốc gia phải thực hiện cả nghĩa vụ chủ động (positive obligation) và nghĩa vụ thụ động (negative abligation).

Về nghĩa vụ chủ động, các quốc gia phải tích cực bảo vệ các cuộc biểu tình hòa bình, bao gồm cả việc bảo vệ những người tham gia biểu tình tránh khỏi những cá nhân, nhóm, những kẻ kích động gây rối (agents provocateur) và những người phản đối biểu tình (counter demonstrators) muốn phá hoại, giải tán cuộc biểu tình. Các cá nhân đó có thể bao gồm cả những viên chức

nhà nước hoặc những cá nhân thực hiện theo chỉ đạo của họ [59]. Các quyền dân sự cơ bản như quyền sống, quyền không bị tra tấn, đối xử tàn ác và vô nhân đạo phải được tôn trọng tuyệt đối bởi các lực lượng giám sát, bảo vệ hoạt động biểu tình. Nghĩa vụ này cũng đòi hỏi các quốc gia phải đào tạo một đội ngũ cảnh sát để họ có thể bảo vệ tốt các cuộc biểu tình, có nghiệp vụ, chuyên môn để phân biệt, xử lý những kẻ khiêu khích, gây rối. Những người vi phạm, kể các các nhân viên thực thi pháp luật, nếu vi phạm đều phải chịu trách nhiệm pháp lý. Tùy vào mức độ và hành vi vi phạm có thể bị xử lý về mặt hành chính hoặc về mặt hình sự.

Về nghĩa vụ thụ động, nhà nước không cân thiệp vô lý vào quyền biểu tình của công chúng. Theo pháp luật quốc tế, quyền biểu tình không phải là một quyền tuyệt đối. Theo Điều 21, ICCPR 1966 quy định quyền biểu tình có thể phải chịu những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia hoặc an toàn, trật tự công cộng, để bảo vệ sức khỏe và đạo đức xã hội hoặc quyền và tự do của người khác.

Pháp luật quốc tế về biểu tình không quy định rõ về cách thức quản lý biểu tình của các cơ quan chức năng nhà nước mà để mở cho các quốc gia quy định. Tuy nhiên, theo hướng dẫn về Tự do hội họp hòa bình, OSEC/ODIHR, 2007 đã đề ra nguyên tắc suy đoán ưu tiên cho tổ chức hội họp (presumption in favour of holding assemblies): “Là một quyền con người cơ bản, tự do hội họp hòa bình nên, ở mức độ cao nhất, được thụ hưởng mà không có quy định nào. Bất kỳ điều gì không bị cấm bởi luật nên được coi là được phép, và những người muốn hội họp hòa bình không bị yêu cầu được cấp phép mới có thể thực hiện. Một suy đoán ưu tiên quyền tự do này nên được thiết lập rõ ràng và cụ thể trong luật”[67]. Như vậy, pháp luật quốc tế về biểu tình rất khuyến khích các quốc gia tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cuộc biểu tình hòa bình được diễn ra, đó chỉ đơn giản là thủ tục thông báo

biểu tình đến các cơ quan chức năng mà không phải cần đến sự cho phép từ các cơ quan chức năng này thì cuộc biểu tình mới được diễn ra. Thủ tục đơn giản, thuận lợi cho tạo điều kiện cho công chức có thể thực hiện biểu tình một các dễ dàng, nhanh chóng, thể hiện được sự đồng tình hay phản đối của đoàn biểu tình về một vấn đề nào đó của xã hội, thông thường đó là những vấn đề nóng bỏng, có tính thời sự cao.

Ví dụ: Các cuộc biểu tình chống biến đổi khí hậu được diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới trong sự kiện Liên Hiệp Quốc sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh khí hậu tại trụ sở chính ở New York với sự tham gia của 125 nguyên thủ quốc gia ngày 23/9/2014. Đây là những cuộc biểu tình diễn ra ngay trước và trong hội nghị để gây ra tiếng nói yêu cầu các quốc gia chú ý đến vấn đề biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu và kêu gọi các quốc gia có những cam kết mãnh mẽ đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về biểu tình trên thế giới và ở việt nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)