Tiêu chí cơ bản xác định mức độ phù hợp của pháp luật về bảo vệ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam (Trang 29 - 34)

1.3. Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch

1.3.4. Tiêu chí cơ bản xác định mức độ phù hợp của pháp luật về bảo vệ mô

trƣờng trong lĩnh vực du lịch

Để đánh giá mức độ phù hợp của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, cần phải dựa vào những tiêu chí nhất định được xác định trên cơ sở lý luận, từ đó liên hệ với điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn khi tiến hành các hoạt động du lịch ở từng thời điểm cụ thể, xem xét những yếu tố khách quan, chủ quan, phân tích những ưu điểm, nhược điểm của những quy định pháp luật này. Có nhiều tiêu chí khác nhau để xác định mức độ phù hợp của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, trong đó có bốn tiêu chí cơ bản, đó là:

- Tính toàn diện của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch

Tính toàn diện được thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, pháp luật về bảo vệ môi

28

là tập hợp các quy định pháp luật môi trường có liên quan đến hoạt động du lịch; các quy định của pháp luật du lịch có liên quan đến bảo vệ môi trường; các quy định thuộc lĩnh vực khác có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Thứ hai, mỗi bộ phận cấu thành phải có đầy đủ những quy phạm pháp luật quy định về hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch; biện

pháp, nguồn lực để bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường khi tiến hành các hoạt động du lịch.

- Tính đồng bộ của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch Tính đồng bộ thể hiện sự thống nhất của pháp luật. Đó là sự đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Theo đó, các quy định pháp luật trong lĩnh vực môi trường, du lịch và lĩnh vực liên quan cần loại bỏ sự trùng lặp, chồng chéo hoặc mâu thuẫn. Ở mức độ cao hơn, trong mỗi bộ phận cấu thành này phải tạo ra được một nhóm hoặc một hệ thống quy phạm pháp luật cơ bản để tạo cơ sở củng cố tính thống nhất của cả bộ phận. Đồng thời, các quy phạm pháp luật cụ thể trong mỗi bộ phận cấu thành, cũng phải thống nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo với nhau.

- Tính phù hợp của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch

Tính phù hợp thể hiện ở sự tương quan giữa nội dung, yêu cầu và mục tiêu của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch với mức độ phát triển của các hoạt động du lịch, trình độ hiểu biết của người dân, khách du lịch và khả năng bảo vệ môi trường nói chung. Tiêu chí này không cho phép pháp luật được xây dựng vượt ra ngoài khả năng đáp ứng của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này nhưng cũng không thể thấp hơn trình độ của các quan hệ xã hội đó. Tính phù hợp thể hiện ở nhiều mặt, nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi đánh giá tiêu chí này, cần đặt pháp luật trong những mối quan hệ cụ thể như với trình độ phát triển kinh tế, ý thức chính trị, truyền thống xã hội, phong tục tập quán..., từ đó rút ra những bất cập, thiếu sót của pháp luật để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch phải được xây dựng ở trình độ kỹ thuật pháp lý cao.

Kỹ thuật pháp lý cao là một vấn đề tương đối rộng, phức tạp. Mỗi một quốc gia, khu vực có quan niệm riêng về trình độ kỹ thuật pháp lý. Ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về kỹ thuật pháp lý “cao” trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, có một số điểm cơ bản nhận được sự đồng thuận chung của các nhà làm luật về một trình độ kỹ thuật pháp lý cao, đó là:

- Khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật, nhà làm luật phải xác định được những nguyên tắc tối ưu nhất, xuyên suốt toàn bộ quá trình này. Đây sẽ là những tư tưởng, ý chí chủ đạo định hướng cho toàn bộ các hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

- Trình độ kỹ thuật pháp lý thể hiện ở việc xác định chính xác cơ cấu của pháp luật. Ví dụ: trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, cơ quan có thẩm quyền phải xác định chính xác những bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật này, vai trò, nhiệm vụ của từng bộ phận.

- Trình độ kỹ thuật pháp lý cao còn thể hiện ở chỗ ngôn ngữ pháp lý phải đảm bảo tính cô đọng, chính xác, lô gíc và không đa nghĩa.

Ngoài những tiêu chí cơ bản nêu trên, pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch được xây dựng và hoàn thiện trong xu thế hội nhập, tiếp cận với trình độ, mặt bằng chung của các quốc gia phát triển trên thế giới, còn đòi hỏi phải đáp ứng một số tiêu chí khác đang đóng vai trò quan trọng và rất cần thiết trong thời điểm hiện nay, đó là:

- Tính minh bạch của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch:

Như đã phân tích ở trên, pháp luật có vai trò rất quan trong trong việc bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Vì vậy, tính minh bạch của pháp luật có ý nghĩa vô cùng thiết thực trong việc bảo vệ môi trường du lịch. Để các quy định này phát huy hiệu quả trên thực tế, công tác “minh bạch hoá pháp luật” phải

30

được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và là một tiêu chí quan trọng xác định mức độ phù hợp của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.

Minh bạch hoá pháp luật được hiểu là phải đảm bảo tính tường minh, tính nhất quán, tính tin cậy được của hệ thống pháp luật và cả đời sống pháp luật. Nó giúp cho các đối tượng bị tác động bởi pháp luật nắm vững, hiểu được pháp luật để thực hiện, tránh những tranh chấp có thể xảy ra. Trong nhà nước pháp quyền, tính minh bạch của pháp luật còn là nguyên tắc cơ bản trong quá trình lập pháp và hành pháp, theo nguyên tắc này thì pháp luật phải được công chúng biết trước, ổn định theo thời gian, rõ ràng, không mập mờ và được áp dụng một cách thống nhất, không tuỳ tiện. Ở chừng mực nhất định, tính minh bạch của pháp luật còn giúp cho nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

- Tính công khai của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch:

Pháp luật nói chung và pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch nói riêng còn đòi hỏi phải được cộng khai tới mọi chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật. Tính công khai của pháp luật thể hiện ở chỗ cơ quan có thẩm quyền phải công khai toàn văn các văn bản pháp luật dưới dạng ấn phẩm hoặc thông qua internet, các phương tiện thông tin đại chúng hay dưới cả các phương tiện này đến toàn thể công chúng, từ đó công chúng và cán bộ, công chức – người có thẩm quyền áp dụng pháp luật có thể thấy được cách thức áp dụng, thực hiện pháp luật trong từng trường hợp cụ thể. Tính công khai cùng với tính minh bạch của pháp luật được thực hiện triệt để sẽ hạn chế được sự tuỳ tiện hoặc lạm dụng của cá nhân, tổ chức được giao quyền thực thi pháp luật, đồng thời hạn chế sự phân biệt đối xử đối với các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.

- Tính dễ tiếp cận của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch:

Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch phải được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở đảm bảo khả năng dễ tiếp cận pháp luật cho đông đảo người dân. Tính dễ tiếp cận pháp luật thể hiện trước hết ở chỗ phải xem tiếp cận

pháp luật là một quyền của công dân. Người dân có quyền tiếp cận pháp luật dễ dàng, tìm hiểu pháp luật thấu đáo trước khi thực hiện nó. Để làm được điều này, đòi hỏi pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch khi được xây dựng và hoàn thiện phải ghi nhận quyền tiếp cận của người dân là một trong những nguyên tắc quan trọng, phải chứa trong nó những quy định cụ thể về điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân; phải làm thế nào để mọi người dân không phân biệt giới tính, dân tộc, vùng miền, già trẻ, người có trình độ văn hoá thấp hay văn hoá cao đều có quyền và được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tiếp cận, tìm hiểu pháp luật.

32

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)