Các tổ chức, cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam (Trang 39 - 44)

2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịc hở Việt Nam

2.1.1.3. Các tổ chức, cá nhân

Các tổ chức, cá nhân là những chủ thể có quan hệ trực tiếp đến môi trường du lịch, có nhiều tác động ảnh hưởng đến môi trường du lịch. Hiện nay, pháp luật môi trường có liên quan đến hoạt động du lịch chỉ quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân nói chung, trong đó có tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch. Trong nhóm pháp luật này, chỉ có duy nhất Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch do Tổng cục Du lịch soạn thảo và được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT là có quy định cụ thể trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức cá nhân tham gia hoạt động du lịch. Tổ chức, cá nhân theo Quy chế này bao gồm một số chủ thể cơ bản như:

38

Cơ sở lưu trú du lịch; Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch; Ban quản lý khu, điểm du lịch; khách du lịch; cộng đồng dân cư địa phương nơi diễn ra các hoạt động du lịch.

Trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cơ sở lưu trú du lịch

Trong quá trình du lịch, khách du lịch sử dụng phần lớn thời gian lưu lại trong các cơ sở lưu trú du lịch, sử dụng các dịch vụ, sản phẩm trong phạm vi cơ sở lưu trú. Do đó, các hoạt động du lịch tại các cơ sở lưu trú cũng có ảnh hưởng lớn đến môi trường và công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở lưu trú cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường du lịch nói chung. Trách nhiệm của cơ sở lưu trú được thể hiện qua một số quy định khá thiết thực như : Bảo đảm các điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm khi cung cấp cho khách các dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ khác trong cơ sở lưu trú; bố trí cán bộ (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) có kiến thức, nghiệp vụ về bảo vệ môi trường du lịch theo dõi công tác bảo vệ môi trường trong cơ sở lưu trú du lịch; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho cán bộ, nhân viên trong cơ sở lưu trú. Ngoài ra, cơ sở lưu trú du lịch còn có một số trách nhiệm khác mang tính quy định chung như: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình hành động bảo vệ môi trường trong quá trình tiến hành hoạt động du lịch; xây dựng phương án, chuẩn bị phương tiện và các điều kiện cần thiết để ứng phó với các sự cố môi trường có thể xảy ra, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để khắc phục hậu quả do sự cố môi trường gây ra, thực hiện các biện pháp phòng chống suy thoái và ô nhiễm môi trường tại cơ sở lưu trú du lịch; thực hiện quản lý, theo dõi, đánh giá định kỳ về tình hình môi trường tại cơ sở lưu trú và các số liệu về tiêu thụ năng lượng, nước, rác thải, thu thập thông tin phản hồi của khách, báo cáo định kỳ hàng năm về công tác bảo vệ môi trường cơ sở lưu trú du lịch cho Sở quản lý về du lịch trên địa bàn.

Trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là chủ thể tiếp xúc ngay từ đầu với khách du lịch và theo suốt quá trình du lịch của khách. Việc quy định trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành là bao gồm cả trách nhiệm của doanh nghiệp và

hướng dẫn viên du lịch – thuộc doanh nghiệp lữ hành quản lý. Trong những quy định này, có những quy định có tính khả thi cao, có thể thực hiện ngay và nằm trong khả năng của các doanh nghiệp lữ hành như: Tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường khi xây dựng chương trình du lịch, không tổ chức loại hình du lịch gây tổn hại đến môi trường; đưa nội dung bảo vệ môi trường vào tài liệu hướng dẫn du lịch, không đưa khách vào những nơi không được phép hoạt động du lịch tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu vực cấm khác, không đưa khách đến các vùng bị ô nhiễm nặng, vùng đang xảy ra sự cố môi trường. Tuy nhiên, cũng có những quy định mà doanh nghiệp lữ hành có điều kiện tài chính, khả năng nhất định mới có thể thực hiện như: Trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường, các biện pháp ứng cứu trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường cho các hướng dẫn viên du lịch; tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương nơi doanh nghiệp tổ chức các chương trình du lịch.

Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch

Trước đây, trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch ít được chú ý. Nhiều người còn cho rằng trong thời gian di chuyển từ điểm này tới điểm khác, khách du lịch thường chỉ có nhu cầu tối thiểu, nhất là khi ở trên phương tiện vận chuyển. Tuy nhiên, ngày nay nhiều phương tiện vận chuyển du lịch đã ra đời với đông đảo về số lượng và đa dạng về chủng loại. Có những phương tiện vận chuyển, khách du lịch lưu lại đến vài giờ, thậm chí vài ngày như tàu biển (vịnh Hạ Long), tàu hỏa (các toa du lịch đi từ Hà Nội – Lào Cai)... Do đó, không thể không tính đến tác động đến môi trường từ các phương tiện vận chuyển khách du lịch này và cần thiết phải có những quy định pháp luật xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Theo như Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch thì cơ sở kinh doanh vận chuyển khách du lịch có trách nhiệm rất cụ thể như: Hướng dẫn, nhắc nhở khách du lịch không xả rác bừa bãi trên đường đi; không vận chuyển chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ; không vận chuyển trái phép các động vật, thực vật quý hiếm thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm do cơ quan có

40

thẩm quyền ban hành và sử dụng phương tiện vận chuyển khách du lịch phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do Bộ Giao thông Vận tải ban hành. Đây mới chỉ là những quy định ban đầu, chủ yếu mang tính chất nhắc nhở, giáo dục, thuyết phục, chưa có những biện pháp chế tài đảm bảo thực hiện.

Trách nhiệm bảo vệ môi trường của Ban quản lý khu điểm du lịch

Khu, điểm du lịch là nơi có nhiều tài nguyên du lịch; là nơi mà các hoạt động du lịch có ảnh hưởng tới môi trường rõ rệt nhất; là nơi công tác bảo vệ môi trường cần được quan tâm, chú ý nhiều nhất. Trong thời gian trước đây và hiện nay tại một số khu, điểm du lịch, các tài nguyên du lịch vẫn thuộc sự quản lý của nhiều cơ quan, nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Vì vậy công tác bảo vệ, tôn tạo tài nguyên (trong đó có hoạt động bảo vệ môi trường) do nhiều cơ quan thực hiện. Các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch cũng nằm tản mát ở nhiều văn bản khác nhau. Đôi khi có xuất hiện mâu thuẫn lợi ích giữa hai hay nhiều ngành cùng quản lý một tài nguyên du lịch hoặc các tài nguyên du lịch có liên quan mật thiết với nhau. Theo đó, công tác bảo vệ môi trường cũng bị lơ là, xem nhẹ theo kiểu “cha chung không ai khóc”. Đến nay, trong nhóm các văn bản pháp luật môi trường có liên quan đến du lịch chỉ có duy nhất Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch quy định cụ thể trách nhiệm của Ban quản lý khu, điểm du lịch. Điều này cũng phù hợp với quy định của Luật Du lịch “Khu du lịch phải thành lập Ban quản lý khu du lịch”. Theo Quy chế này, Ban quản lý có những trách nhiệm rất cụ thể như: Xây dựng nội quy bảo vệ môi trường, niêm yết tại lối vào và những nơi dễ quan sát trong khu, điểm du lịch; đặt thùng rác ở vị trí thuận tiện cho khách, xây dựng khu vệ sinh công cộng tại vị trí phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường; bố trí cán bộ (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) theo dõi tình hình môi trường và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong khu, điểm du lịch; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng tiến hành quan trắc, theo dõi biến động môi trường tại khu, điểm du lịch; kịp thời phát hiện các hiện tượng suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi

trường, thông báo ngay cho các cơ quan có trách nhiệm, đồng thời áp dụng các biện pháp ngăn ngừa và khắc phục hậu quả trong phạm vi khả năng.

Những quy định này, mặc dù nằm trong văn bản có hiệu lực pháp lý không thực sự cao (Quyết định của Bộ trưởng) nhưng lại rất thiết thực và phù hợp, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của các Ban quản lý hiện nay trong việc bảo vệ môi trường, duy trì sự hấp dẫn của các tài nguyên du lịch.

Trách nhiệm bảo vệ môi trường của khách du lịch

Khách du lịch ở đây bao gồm cả khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Đây là đối tượng quan trọng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường trong lĩnh vực du lịch. Do đó, các quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường của đối tượng này rất quan trọng. Trong phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật về môi trường thì khách du lịch cũng được xem như những cá nhân khác và có trách nhiệm “Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường” (Khoản 1, Điều 35 – Luật Bảo vệ môi trường 2005). Tuy nhiên, khách du lịch lại có những đặc điểm riêng, đặc thù như: Đến từ nhiều quốc gia, dân tộc khác nhau; chỉ đến du lịch trong một khoảng thời gian nhất định; không am hiểu hoặc biết rất ít về pháp luật Việt Nam; có hướng dẫn viên du lịch h đi cùng trong chuyến du lịch và nằm trong sự quản lý của các doanh nghiệp du lịch. Vì lẽ đó, cần thiết phải có những quy định riêng điều chỉnh hoạt động bảo vệ môi trường của khách du lịch. Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch đã quy định trách nhiệm cụ thể của đối tượng này phù hợp với đặc điểm họ. Theo đó, khách du lịch có trách nhiệm chung là “Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường tại nơi đến du lịch và sự chỉ dẫn về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, của tổ chức, cá nhân vận chuyển khách du lịch và người có thẩm quyền quản lý nơi đến du lịch” [18, 5] và những trách nhiệm cụ thể như: Xả rác đúng nơi quy định; không xua đuổi, trêu chọc hoặc có hành vi khác xâm phạm đến sinh hoạt bình thường của các loài động vật tại nơi đến du lịch; không chặt cây, bẻ cành hoặc có hành vi khác phá hoại cây cối, thảm thực vật tại nơi đến du lịch; không đốt lửa, mang hoá chất độc hại, chất nổ,

42

chất dễ gây cháy đến nơi du lịch; không mua bán, sử dụng các động vật, thực vật quý hiếm trái quy định của pháp luật.

Trách nhiệm bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư nơi diễn ra hoạt động du lịch

Cộng đồng dân cư là chủ thể sinh sống, cư trú gắn liền với các tài nguyên du lịch. Hoạt động của chủ thể này có tác động rất lớn tới môi trường nơi diễn ra các hoạt động du lịch. Bên cạnh trách nhiệm chung là tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường, cộng đồng dân cư còn có những trách nhiệm cụ thể được quy định tại Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Đó là: không được có các hoạt động gây tác động xấu đến cảnh quan môi trường du lịch; thực hiện thu gom, xử lý rác thải và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường theo hướng dẫn của các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khu, điểm du lịch; tham gia bảo vệ, tôn tạo môi trường du lịch, phòng và chống ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường trên địa bàn; không xả chất thải rắn xuống bãi tắm du lịch, chất thải lỏng trước khi thải xuống khu vực này phải được xử lý bảo đảm các chỉ tiêu chất thải theo quy định của pháp luật; không chặt phá cây trong rừng đặc dụng, không săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã; không tổ chức hoạt động gây tiếng ồn quấy nhiễu sinh hoạt bình thường của các loài động vật...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)