Cơ sở lưu trú du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam (Trang 75 - 77)

2.2. Tình hình thực hiện pháp luật môi trƣờng có liên quan đến hoạt động du lịch

2.2.2.1. Cơ sở lưu trú du lịch

Với mục đích hấp dẫn khách du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch này đã áp dụng những biện pháp nhất định để bảo vệ môi trường, tạo ra ấn tượng cho khách du lịch về cơ sở kinh doanh của mình là sạch và đẹp. Điều này thể hiện rõ nhất ở các cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng. Các cơ sở lưu trú này không chỉ thực hiện các biện pháp giữ gìn vệ sinh môi trường, tổ chức quét, lau dọn khách sạn hàng ngày mà còn tạo ra được các khuôn viên đẹp mắt xung quanh cơ sở lưu trú của mình. Các khách sạn lớn đã có các hệ thống xử lý nước thải trước khi

74

thải ra môi trường xung quanh. Có thể khẳng định sự tồn tại của các khách sạn lớn đã làm thay đổi cảnh quan, môi trường tại các khu, điểm du lịch, tạo ấn tượng sạch đẹp hơn cho các khu du lịch. Tuy nhiên, trong các cơ sở lưu trú không được xếp hạng như nhà nghỉ, nhà trọ, điều kiện vệ sinh môi trường tỏ ra khá thấp kém. Các cơ sở lưu trú này không có hệ thống thu gom và xử lý chất thải riêng. Rác thải, nước thải được đưa thẳng ra môi trường xung quanh. Ngoài ra, do không có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, nhiều khách sạn lớn tuy đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải nhưng không vận hành thường xuyên hoặc không sử dụng hết công suất nhằm giảm chi phí hoạt động. Điều tra do Vụ Khách sạn- Tổng cục Du lịch tiến hành cho thấy có tới 63,93% số cơ sở lưu trú được hỏi không thực hiện xử lý nước thải mà thải trực tiếp ra hệ thống công cộng [28, 48]. Bên cạnh đó, các cơ sở lưu trú du lịch là nơi tiêu thụ một lượng lớn nước và năng lượng. Theo điều tra, các khách sạn 2 sao tiêu thụ điện ở mức 404,4 Kwh/ngày, khách sạn 4 sao tiêu thụ 57,64 Kwh/ngày/buồng, khách sạn 5 sao là 112 Kwh/ngày/buồng. Về nước cấp, các khách sạn tiêu thụ trung bình từ 1 đến 3,6 m3/ngày/buồng. Không những thế, việc vận hành các hệ thống điều hoà nhiệt độ của khách sạn tạo ra một lượng lớn khí CO2, loại khí chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính hiện nay.

Một điểm mới trong các quy định về quản lý cơ sở lưu trú hiện nay là vấn đề bảo vệ môi trường đã được đưa vào tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn (Theo Điểm 1 Mục I Phần B Quy định về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn ban hành kèm theo Quyết định số 02/2001/QĐ-TCDL ngày 27/4/2001 của Tổng cục Du lịch thì tất cả các khách sạn từ 1 sao trở lên đều phải có môi trường, cảnh quan đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, trên thực tế, do quy định này còn chung chung nên chưa triển khai cụ thể được và không có căn cứ để xử lý vi phạm. Chỉ có khoảng 58% cơ sở lưu trú được điều tra coi việc thực hiện quản lý rác thải như một chỉ tiêu để bảo vệ môi trường và chỉ có khoảng 8% số cơ sở quan tâm đến đào tạo nhân sự chuyên trách về môi trường.

Nhìn chung, hoạt động bảo vệ môi trường tại các cơ sở lưu trú du lịch mới chỉ mang tính cục bộ và cũng chưa giải quyết hết những vấn đề môi trường nảy sinh trong hoạt động của các cơ sở này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)