2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịc hở Việt Nam
2.1.3.4. Luật tài nguyên nước (20/5/1998) và các văn bản hướng dẫn
Luật này được Quốc hội thông qua ngày 20/5/1998, sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 179/NĐ-CP ngày 30/12/1999 qui định việc thi hành Luật Tài nguyên nước. Ngoài các qui định chung cho mọi tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, có hai vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch được văn bản Luật này điều chỉnh. Đó là:
- Mọi tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động du lịch phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ chất lượng nước nói chung và chất lượng nước tại nơi tiến hành hoạt động du lịch nói riêng (Điều 16).
13 Điều 4 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chớnh phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Di sản văn hoỏ
52
- Trong quá trình khai thác, sử dụng nguồn nước phục vụ cho hoạt động du lịch, các doanh nghiệp du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch và khách du lịch phải bảo vệ nguồn nước. Qui định này sẽ hạn chế được tình trạng thải nước thải một cách bừa bãi của các đối tượng này, làm ô nhiễm nguồn nước.
Từ hai vấn đề trên, gắn kết với một số qui định của pháp luật môi trường và pháp luật du lịch về bảo vệ nguồn tài nguyên này, có thể thấy khá rõ sự thiếu hụt của các qui định pháp luật về bảo vệ môi trường nước trong ngành du lịch. Biểu hiện cụ thể của sự thiếu hụt này là:
- Hoạt động du lịch là một trong những hoạt động gây những tác động không nhỏ đến môi trường nước:
+ Phát triển du lịch chủ yếu tập trung vào việc xây dựng các công trình dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách. Việc thải bừa bãi vật liệu xây dựng, đất đá đặc biệt là ở những nơi cần khai thác các khu rừng ngập mặn đề làm bến cảng làm cho chất lượng nước giảm đi rất nhiều. Qúa trình xây dựng còn có thể làm ô nhiễm nguồn nước do việc vứt rác và đổ nước thải vào các nguồn nước.
+ Một số hoạt động thiếu ý thức của du khách như vứt rác bừa bãi khi qua phà, du lịch trên sông; đổ các chất lỏng gây ô nhiễm như chất hydro cacbon khi bơi thuyền... cũng góp phần không nhỏ làm cho môi trường nước bị suy thoái.
- Các hành vi tương đối phổ biến trên thực tế, trong quá trình các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động du lịch nói trên lại chỉ được điều chỉnh chung bằng một số qui phạm pháp luật môi trường, cho mọi tổ chức, cá nhân, trong mọi lĩnh vực. Nếu các quy định đối với hoạt động du lịch chỉ dừng lại ở các qui định chung thì hiệu quả điều chỉnh sẽ không cao bởi những tác động đến môi trường từ hoạt động du lịch thường mang tính tích luỹ. Xét từng hành vi riêng rẽ của từng du khách như vứt rác xuống sông, nơi tiến hành hoạt động du lịch chẳng hạn, thì bản thân hành vi đó chưa làm xấu đi chất lượng nước ở đó. Song nếu nhiều du khách cùng thực hiện hành vi ấy thì lại làm cho chất lượng môi trường nước ở đó bị ảnh hưởng. Du khách cũng có thể sẽ không chú ý đến hậu quả mà
hành vi mình gây ra vì sự có mặt của họ ở đó chỉ mang tính chất tạm thời. Do vậy, cần phải có những qui định nghiêm cấm một số hành vi cụ thể của các tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động du lịch thay cho các qui định chung chung như pháp luật hiện hành.
- Bên cạnh đó, còn có thể thấy rất rõ trách nhiệm quản lý môi trường nước của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với các trường hợp cụ thể này cũng chưa được xác định bằng pháp luật.