Cộng đồng dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam (Trang 81 - 83)

2.2. Tình hình thực hiện pháp luật môi trƣờng có liên quan đến hoạt động du lịch

2.2.3.1. Cộng đồng dân cư

Tại các khu, điểm du lịch, cộng đồng dân cư tham gia ở mức độ khác nhau vào hoạt động du lịch. Một bộ phận cộng đồng dân cư tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch dưới những hình thức khá đa dạng tại các khu, điểm, tuyến du lịch (bán hàng lưu niệm, sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cung cấp cho khách du lịch, lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Bộ phận còn lại, không tham gia vào hoạt động du lịch mà duy trì hoạt động sản xuất bình thường. Tuy vậy, cả hai bộ phận này đều có ảnh hưởng đến môi trường du lịch.

80

* Những tác động tích cực của cộng đồng dân cư đối với hoạt động du lịch có

thể thấy là:

+ Các cộng đồng dân cư Việt Nam đều thân thiện với du khách.

+ Truyền thống văn hoá của các cộng đồng rất phong phú, tạo được sức lôi cuốn du khách.

+ Hoạt động sản xuất với nhiều làng nghề truyền thống, tạo ra các mặt hàng lưu niệm có giá trị.

* Những tác động tiêu cực đến môi trường du lịch của nhóm chủ thể này thể hiện như sau:

+ Bộ phận tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch của cộng đồng địa phương chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ, vận tải thô sơ, ... Họ chưa được tổ chức tốt, do đó đã tạo ra sự lộn xộn ở các khu, điểm du lịch, gây mất trật tự, vệ sinh. Do hoạt động tự phát nên nhìn chung, hoạt động kinh doanh của nhóm người này hầu như không đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường và trong quá trình hoạt động, họ cũng đã có khá nhiều những hành vi gây tổn hại đến môi trường (thải rác, nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, cung cấp thịt thú rừng cho du khách v.v.).

+ Các cộng đồng dân cư không trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch mà tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường cũng là nhóm gây tác động khá lớn đến môi trường du lịch. Ở những vùng sâu vùng xa, người dân còn tập tục đốt rừng làm nương rẫy đã phá huỷ một diện tích rừng khá lớn, không những làm hỏng nguồn tài nguyên du lịch mà còn làm ô nhiễm môi trường. Ở những khu vực tập trung dân cư, rác thải sinh hoạt được thải ra với khối lượng lớn, không thu gom hết được gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường. Nước thải từ các khu vực dân cư này không được qua xử lý, đôi khi đổ thẳng vào những điểm thăm quan du lịch như sông, hồ, biển gây ô nhiễm, mất vệ sinh, nhất là ở những khu du lịch biển. Việc khảo sát tại các khu du lịch biển cho thấy cộng đồng dân cư góp phần rất lớn vào tình trạng ô nhiễm môi trường biển do các hành vi thải rác thải sinh hoạt, rác thải trong quá trình buôn bán ven biển, sử dụng chất xyanua trong đánh bắt cá.

+ Điểm đáng quan tâm đối với việc bảo vệ môi trường du lịch trong cộng đồng dân cư là vấn đề môi trường tại các làng nghề. Hiện nay, làng nghề được xem là một nơi đến của du khách song vấn đề bảo vệ môi trường lại chưa được quan tâm. Tại nhiều làng nghề ở Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, ô nhiễm môi trường đã tới mức báo động, chủ yếu do chất thải của các làng nghề. Tại Bắc Ninh, các chỉ tiêu cơ bản về hơi, khí độc và tiếng ồn đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, kết quả phân tích chất lượng không khí ở làng nghề đúc nhôm, chì xã Văn Phong, huyện Yên Môn cho thấy nồng độ chì cao gấp 82 lần tiêu chuẩn cho phép. Do phải tiếp nhận vô số chất thải chưa qua xử lý từ các làng nghề, chất lượng nước sông Cầu- nguồn cung cấp nước chủ yếu cho dân cư ở đây- ngày càng xấu đi. Theo kết quả kiểm nghiệm và phân tích của Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường thuộc Đaị học quốc gia Hà Nội, nước sông Cầu ở khu vực thị xã Bắc Ninh bị ô nhiễm nặng bởi hàm lượng chất rắn lơ lửng quá cao, chỉ số Coliform và Fecal Coliform vượt xa tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt có hiện tượng ô nhiễm NO2 ở mức cao gấp hàng trăm lần tiêu chuẩn quy định đối với nước sinh hoạt.

Rõ ràng, để có thể bảo vệ có hiệu quả môi trường trong lĩnh vực du lịch, cần có những cơ chế quản lý cũng như mô hình tổ chức thích hợp để giảm thiểu những tác động tiêu cực, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư tại các khu, điểm du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)