Quy định đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam (Trang 46 - 47)

2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịc hở Việt Nam

2.1.2.1. Quy định đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Pháp luật về du lịch ghi nhận công tác bảo vệ môi trường có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển du lịch. Bên cạnh những chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch, pháp luật cũng xác định nhiệm vụ của cơ quan quản lý du lịch trong bảo vệ môi trường như :

- Nhiệm vụ bảo đảm hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường được quy định là một nguyên tắc phát triển du lịch9. Bảo vệ. tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch là một trong những lĩnh vực được Nhà nước ưu đãi, khuyến khích

9 Điều 5 – Luật Du lịch

đầu tư10. Lần đầu tiên, Luật Du lịch dành riêng một điều (Điều 9) quy định về vấn đề bảo vệ môi trường du lịch. Trong đó, Luật xác định trách nhiệm của cơ quan quản lý du lịch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành các quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch.

- Đảm bảo phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hoá, du lịch sinh thái. Đây là loại hình du lịch thể hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa bảo vệ môi trường với du lịch. Thực hiện tốt chức năng này, ngành du lịch cũng góp phần đảm bảo cho hiệu quả chung của công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước.

- Bảo vệ, tôn tạo, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là yếu tố hết sức quan trọng đối với phát triển du lịch, đồng thời cũng là những thành phần của môi trường. Quản lý tốt nguồn tài nguyên này, các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch không chỉ đảm bảo những điều kiện bền vững cho hoạt động của ngành mình mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

- Có biện pháp kiểm tra, quản lý thích đáng đối với các hoạt động dịch vụ dễ gây ô nhiễm hoặc ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan du lịch. Thông qua hoạt động này, các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hoạt động dịch vụ du lịch tiềm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn, giảm thiểu những tác động tiêu cực cho môi trường.

Đặc biệt, tại Điều 12 Luật Du lịch còn quy định hành vi “Hành vi xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch” là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Điều này cho thấy, pháp luật du lịch đã ghi nhận tầm quan trọng của môi trường đối với phát triển du lịch và qua đó trách nhiệm bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch cũng được xác định là của mọi tổ chức, cá nhân mà vai trò chính và trước hết là các cơ quan quản lý về du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)