Giai đoạn từ năm 1988 đến trước khi Bộ luật Tố tụng Hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của thẩm phán trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 45 - 49)

2.1. Quy định của pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam về địa vị

2.1.2. Giai đoạn từ năm 1988 đến trước khi Bộ luật Tố tụng Hình sự

năm 2003 có hiệu lực

Kế thừa và phát triển những thành tựu của pháp luật tố tụng hình sự trước đó, ngày 28/6/1988 tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, đã thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1989. Đây là Bộ luật Tố tụng hình sự đầu tiên của nước ta quy định quyền hạn và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng trong đó có Thẩm phán.

Một số nguyên tắc của tố tụng hình sự được quy định trong Bộ luật liên quan trực tiếp tới hoạt động của Thẩm phán, đó là: nguyên tắc Tòa án xét xử công khai, xét xử tập thể và quyết định theo đa số; chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia; khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật [22]. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981 quy định: “Trong phạm vi

chức năng của mình, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động” [26]. Như vậy, quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán trong giai đoạn này đã được mở rộng, cụ thể hơn, cao cả và nặng nề hơn [14, tr.84] Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa là người điều khiển phiên tòa và là người xét hỏi chính, Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử tham gia xét hỏi sau Chủ tọa. Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 quy định nhiệm vụ của Thẩm phán như sau "Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến hành những công việc khác cần thiết khác cho việc mở phiên tòa" (Điều 151). Trong thời hạn 45 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 3 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây: Quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ nếu thấy cần thiết Thẩm phán có quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, vấn đề này do Chánh án, Phó Chánh án quyết định. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu hồ sơ nếu thấy đủ căn cứ để xét xử Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử và trên cơ sở đó Thẩm phán có quyền triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa (Điều 158) [22]. Theo Hiến pháp 1980 "Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" [21]. Bộ luật Tố tụng hình sự đã ghi nhận lại nguyên tắc này tại Điều 17 và coi đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của hoạt động tố tụng hình sự. Thẩm phán và Hội thẩm độc lập trong phán quyết của mình không bị phụ thuộc bởi bất kỳ sự can thiệp của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước vào việc xét xử vụ án kể cả cơ quan cấp trên của mình. Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trong trường hợp có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử có thêm

hai Thẩm phán và ba Hội thẩm. Hội đồng xét xử phúc thẩm có ba Thẩm phán. Hội đồng giám đốc thẩm Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao hoặc Tòa quân sự trung ương gồm có ba Thẩm phán, nếu Ủy ban thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán giám đốc thì Hội đồng xét xử phải chiếm hai phần ba tổng số thành viên của ủy ban thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán. Thẩm phán ở Tòa án cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử những tội phạm hình sự có hình phạt từ 07 năm trở xuống trừ một số loại tội được quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự. Tòa án cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền cấp dưới mà Tòa án cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu lấy lên xử (Điều 145) [22].

Ở Tòa án cấp tỉnh Thẩm phán có thẩm quyền xét xử theo trình tự sơ thẩm và trình tự phúc thẩm. Hội đồng xét xử phúc thẩm có ba Thẩm phán. Ở Tòa án nhân dân tối cao Thẩm phán có thẩm quyền xét xử theo cả ba trình tự sơ thẩm, phúc thẩm và xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm. Bộ luật này đã nhiều lần được sửa đổi: lần thứ nhất vào ngày 30/6/1990, lần hai ngày 22/12/1992. Bổ sung Điều 16a về thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm gồm có ba Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa điều khiển và giữ kỷ luật tại phiên tòa.

Mặc dù vậy, qua hai lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 vẫn chưa đáp ứng được tình hình mới nên đến ngày 21/12/1999 Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung lần ba và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2000. Lần sửa đổi này đã bỏ Điều 16a về thành phần Hội đồng thẩm phán sơ thẩm đồng thời là chung thẩm. Từ năm 1960 đến năm 1992, Nhà nước ta thực hiện chế độ bầu cử đối với Thẩm phán nhân dân, điều này đã góp phần vào việc mở rộng nền

dân chủ nhân dân. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ ý thức pháp luật còn thấp, việc thực hiện chế độ bầu cử khó tránh khỏi những nhược điểm, hạn chế. Vì vậy, chất lượng xét xử không mang kết quả cao, hoạt động xét xử mang nặng tính chất chủ nghĩa kinh nghiệm. Chế độ bầu cử Thẩm phán còn mang cơ chế cục bộ “khép kín” [43, tr.203]. Hiến pháp 1992 đã ra đời thay thế Hiến pháp 1980, để cụ thể hoá những quy định của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, ngày 6-10-1992 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ nhất đã thông qua Luật tổ chức Toà án nhân dân 1992. Đồng thời ngày 19-4- 1993 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự và ngày 14-5-1993 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân. Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của nước nhà, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành một văn bản pháp luật riêng biệt về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân. Trong Pháp lệnh này đã quy định cụ thể tiêu chuẩn của Thẩm phán, Hội thẩm Toà án ở mỗi cấp; nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán, Hội thẩm Toà án. Sau rất nhiều năm, chế độ bổ nhiệm Thẩm phán được khôi phục lại [39].

Ngày 25/12/2001 Quốc hội ra Nghị quyết số 51/2001 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 và thông qua Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2002 thay thế Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1993, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 thay pháp lệnh, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 1993 . Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2002 ra đời là một bước cải cách tư pháp lớn đối với ngành Tòa án nhân dân. So với Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992, trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 đã quy định bổ sung về sự giám sát của nhân dân đối với Thẩm phán; quy định về mối quan hệ giữa Thẩm phán với các cơ quan, tổ chức và công dân. Khi thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình, Thẩm

phán có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân.

Giai đoạn này các văn bản pháp luật tố tụng hình sự đã được pháp điển hóa có hệ thống tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động tố tụng cũng như thực hiện quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán trong việc thực hiện chức năng của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của thẩm phán trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)