3.1. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự Việt
3.1.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng
tụng Hình sự Việt Nam về địa vị pháp lý của Thẩm phán
Cải cách tư pháp là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định "Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân". Đây là quan điểm và mục tiêu phấn đấu của Nhà nước ta. Trong Nhà nước pháp quyền, pháp luật luôn được coi trọng và tôn trọng, quản lý xã hội bằng pháp luật và làm theo pháp luật. Pháp luật là cơ sở của mọi hình thức tổ chức quyền lực công khai, mọi đường lối, chính sách và quyết định của Nhà nước đều phải dựa vào pháp luật, phục tùng pháp luật và tất cả các mối quan hệ qua lại giữa Nhà nước và cá nhân cũng phải dựa trên cơ sở pháp luật. Pháp luật của Nhà nước pháp quyền còn có mục tiêu vì quyền con người. Để đảm bảo điều này, Nhà nước phải nêu cao vị trí vai trò của Tòa án, tính độc lập của Tòa án phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Nhà nước ta luôn lấy phương châm Đảng lãnh đạo, dân làm gốc. Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xét xử là quyết định về đường lối và chính sách xét xử trong từng giai đoạn phù hợp với đường lối, chính sách kinh tế xã hội. Đảng thông qua các cơ chế của Nhà nước để chọn ra đội ngũ Thẩm phán được đào tạo có hệ thống, thành thạo nghề nghiệp đủ tầm vóc đại diện cho Nhà nước xét xử tội phạm và giải quyết các tranh chấp trong xã hội [29, tr.137].
Nhà nước pháp quyền và Tòa án có mối quan hệ khăng khít với nhau. Tòa án được coi là một thiết chế trung tâm thực hiện quyền tư pháp. Các phán quyết của Tòa án thực hiện tập trung nhất và là kết quả cuối cùng của quá trình tố tụng.
Thực hiện Nghị quyết số 08-/NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và trên cơ sở Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW thì Cải cách tư pháp được xác định là chủ trương lớn của Đảng nhằm từng bước xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con người đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội bền vững, chủ động hội nhập quốc tế [1]. Trong đó Tòa án được xác định là cơ quan có vai trò quan trọng là hạt nhân trung tâm trong tiến trình cải cách tư pháp. Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp cũng đã khẳng định và ghi nhận những thành quả mà ngành tư pháp đã đạt được trong thời gian qua nhưng đồng thời cũng đã chỉ rõ:
Chất lượng công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với nhu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội; vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp [2].
Trong số các quan điểm và chủ trương của Đảng ta về cải cách tư pháp hình sự thì quan điểm và chủ trương đề cao vai trò của Tòa án trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta là quan điểm mang tính đột phá. Thẩm phán được coi là đội ngũ chủ lực của ngành Tòa án do đó đứng trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền,
chiến lược cải cách tư pháp thì chúng ta phải nghiên cứu sửa đổi các quy định về đội ngũ thẩm phán, địa vị pháp lý của Thẩm phán để nâng cao chất lượng và hiệu quả xét xử. Nhưng để làm được điều đó chúng ta phải có phương hướng cụ thể tức là phải xác định tố tụng hình sự hiện tại nước ta là kiểu tố tụng gì, phải đưa yếu tố tranh tụng vào phiên tòa thì đưa những yếu tố nào, cải cách toàn bộ kiểu tố tụng hiện tại hay chỉ cải cách một phần nào đó thôi… từ đó có những giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý của Thẩm phán được chính xác và hiệu quả.
Thực tiễn pháp luật Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí cho rằng tố tụng hình sự nước ta "mang đặc trưng của kiểu tố tụng thẩm vấn nhưng có những nét riêng đặc thù của Việt Nam". Nhưng đến thời điểm hiện tại kiểu tố tụng này đã bộc lộ quá những hạn chế mà chúng ta cần phải có sự thay đổi cho phù hợp. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí:
Kiểu tố tụng này đã cùng chúng ta trải qua các năm tháng trong cuộc chiến tranh, phòng ngừa tội phạm và đã mang lại kết quả nhất định, nhưng cũng không thể phủ nhận những hạn chế của nó trong quá trình giải quyết vụ án. Những hạn chế đó là tỷ lệ xét xử oan, sai còn quá lớn, thiếu dân chủ, bình đẳng và công minh trong hoạt động tố tụng khiến cho lòng tin của nhân dân đối với hệ thống tư pháp giảm sút nghiêm trọng. Do đó, việc đổi mới hoạt động tố tụng là cần thiết [6, tr.249].
Để hạn chế tỷ lệ xét xử oan sai, đảm bảo quyền dân chủ và bình đẳng hơn nên Bộ Chính trị đã đề ra nhiệm vụ là phải đưa tranh tụng tại các phiên tòa xét xử. Để làm được điều đó, không đơn giản chút nào, cần cân nhắc kỹ càng. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí, vào thời điểm này chúng ta không thể chuyển hoàn toàn sang kiều tố tụng tranh tụng được mà chỉ có thể tiếp thu những điểm tiến bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị xã hội, pháp lý của nước ta [6, tr.250].
vấn, tiếp thu có chọn lọc những hạt nhân hợp lý của mô hình tranh tụng, chúng ta đang hướng đến xây dựng một mô hình tố tụng chứa đựng nhiều yếu tố tranh tụng công bằng. Nếu thực hiện việc chuyển đổi hoạt động tố tụng hình sự sang hệ tranh tụng ở nước ta đòi hỏi phải có sự thay đổi lớn về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về nguyên tắc và thủ tục tố tụng, về việc tổ chức các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử...đồng thời đòi hỏi phải có đội ngũ Công tố viên, Thẩm phán và Luật sư có trình độ chuyên môn tốt và một nền văn hóa pháp lý cao của toàn xã hội. Tất cả những điều này còn quá cao khi đối chiếu với điều kiện nước ta hiện nay [6, tr.250]. Các quy định pháp luật tố tụng hình sự mới phải được lựa chọn bổ sung để phù hợp với vận hành chung của toàn bộ mô hình. Đồng thời cũng phải tính đến những người áp dụng các quy định pháp luật Tố tụng Hình sự vào thực tế để giải quyết vụ án đó là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Do đó việc hoàn thiện pháp luật phải có sự đồng bộ, theo hướng Chủ tọa phiên tòa đóng vai trò là trọng tài, là người duy nhất điều khiển suốt quá trình diễn ra phiên tòa, giữ trật tự tại phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa tham gia xét hỏi nhưng không mang tính liên tục, không đóng vai trò chính. Chủ tọa phiên tòa điều khiển quá trình tranh luận của các bên buộc tội và bên gỡ tội và những người tham gia tố tụng được tranh luận tại phiên tòa đi đúng hướng, bám sát vào vụ án… Hiến pháp năm 2013 đã tạo cơ sở hiến định cho các khâu đột phá của Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 về tổ chức và hoạt động xét xử của tòa án bằng việc quy định “nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”, đây là một trong những cơ sở quan trọng trong việc đổi mới hoàn thiện tố tụng hình sự, cũng như đổi mới và hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam. Cụ thể hóa tinh thần của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 lần đầu tiên ghi nhận “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” là một nguyên tắc riêng biệt. Việc luật hóa nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng, thể hiện rõ sự lựa
chọn mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn, tiếp thu những điểm tiến bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, pháp lý nước ta của mô hình tố tụng hình sự tranh tụng vào thời điểm hiện nay. Sự lựa chọn mô hình tố tụng hình sự theo hướng này là hợp lý, kế thừa, phát huy được những ưu điểm của tố tụng hình sự truyền thống của Việt Nam, tiếp thu những điểm tiến bộ, phù hợp của mô hình tố tụng tranh tụng trong điều kiện Việt Nam, khắc phục được những hạn chế vốn có của cả hai mô hình tố tụng hình sự.
Mô hình Tố tụng hình sự này còn đảm bảo tính thống nhất của các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong việc tổ chức hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng cũng như hệ thống các cơ quan nhà nước khác và toàn bộ hệ thống chính trị trong xã hội ta. Đồng thời mô hình tố tụng này phù hợp với các điều kiện hiện có của Việt Nam về năng lực của đội ngũ trong các cơ quan tiến hành tố tụng, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ quan tiến hành tố tụng và trình độ pháp lý của xã hội ta cũng như sự hội nhập quốc tế [8].
Với ý nghĩa là lần đầu tiên quy định tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật tố tụng hình sự, cho thấy quyết tâm của Đảng và Nhà nước tiếp tục thực hiện tiến trình cải cách tư pháp với mục tiêu “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.