1.4. Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong pháp luật tố tụng hình
1.4.1. Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong Bộ luật tố tụng hình sự Liên
Liên bang Nga
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2001 của Liên bang Nga có hiệu lực ngày 01/7/2002 thay thế cho Bộ luật tố tụng hình sự năm 1960 thời Xô viết, Bộ luật năm 2001 đã thiết lập một mô hình tư pháp hình sự trên cơ sở các nguyên tắc mang tính dân chủ và pháp quyền không chỉ bảo đảm tính hiệu quả của các cơ
quan thực thi pháp luật mà còn bảo đảm các quyền tự do dân chủ. Bộ luật tố tụng hình sự 2001 cho thấy sự chuyển đổi mang tính cách mạng và cơ bản của mô hình tư pháp hình sự Nga từ một hệ thống tố tụng thẩm vấn có xu hướng thiên về bên công tố sang hệ thống tranh tụng dựa trên cơ sở tính bình đẳng và công bằng, bảo vệ các quyền cá nhân và trao quyền cho các bồi thẩm viên là những công dân bình thường có quyền quyết định việc có tội hay vô tội trong những vụ án hình sự nghiêm trọng. Đây là Bộ luật Tố tụng hình sự đồ sộ gồm 5 phần 18 chương và 473 điều. Theo đó, Tòa án không phải là cơ quan truy tố hình sự, không thuộc bên buộc tội hoặc bên gỡ tội. Tòa án tạo điều kiện cần thiết để các bên thực hiện nghĩa vụ tố tụng của mình và thực hiện các quyền được giao cho họ. Thẩm phán gồm có ba loại: Thứ nhất, Thẩm phán xét xử; thứ hai, Thẩm phán hòa giải (xét xử các vụ án tư tố, công tố); thứ ba, Thẩm phán Tòa án liên bang thẩm quyền chung (xét xử các vụ án về các tội phạm quy định hình phạt không quá 10 năm).
Thành phần Hội đồng xét xử gồm có Thẩm phán Tòa án Liên bang thẩm quyền chung và Bồi thẩm đoàn có thẩm quyền xét xử các vụ án về các tội phạm quy định hình phạt không quá 10 năm tù, theo yêu cầu bị cáo. Ba Thẩm phán có thẩm quyền xét xử các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc các tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 31 nếu bị cáo yêu cầu. Tương đồng với quy định thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm theo Bộ luật Tố tụng hình sự của Việt Nam, Bộ luật Tố tụng hình sự của Liên bang Nga trong các phiên tòa sơ thẩm thường có 1 Thẩm phán và 2 Hội thẩm nhân dân. Các phiên tòa Tòa án cấp phúc thẩm luôn có 3 Thẩm phán và không có Hội thẩm nhân dân. Các phiên tòa của Tòa án nhân dân tối cao thường có 5 Thẩm phán. Tất cả các Thẩm phán đều có nhiệm kỳ 5 năm và có thể bị cử tri bãi nhiệm trước thời hạn. Các Thẩm phán nhân dân cấp quận, huyện do nhân dân trực tiếp bầu ra, các Thẩm phán Tòa án cấp cao Xô viết (cơ quan đại diện của nhân dân các cấp) bầu ra.
Địa vị pháp lý của Thẩm phán theo trình tự thủ tục tại phiên tòa sơ thẩm, thủ tục xét xử đặc biệt, thủ tục xét xử phúc thẩm, thủ tục xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm được Bộ luật Tố tụng hình sự của Liên bang Nga quy định cụ thể như sau:
Thủ tục phiên tòa sơ thẩm: Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và thông báo vụ án được đưa ra xét xử. Việc cách ly người làm chứng được coi là quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán. Thẩm phán điều khiển quá trình điều tra, các bên có trách nhiệm đưa ra chứng cứ, Thẩm phán giữ vai trò là người trọng tài nên khác với việc trực tiếp xét hỏi của Thẩm phán Việt Nam, thì việc hỏi của Thẩm phán ở dây mang tính chất bổ sung và hỏi khi thấy cần thiết, đưa ra các câu hỏi khi các bên đã xong. Bên cạnh đó, Thẩm phán cũng có quyền trưng cầu giám định, giám định lại hoặc giám định bổ sung, thực nghiệm điều tra, tiến hành nhận dạng, xem xét dấu vết trên thân thể. Trong phần tranh luận tại phiên tòa về cơ bản cũng giống như quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam chỉ khác về trình tự tranh luận và đối đáp. Người bào chữa, bị cáo luôn là những người phát biểu ý kiến cuối cùng.
Thủ tục xét xử đặc biệt: Trong trường hợp có đủ điều kiện: Bị cáo bị buộc tội về các tội phạm có hình phạt quy định không quá 5 năm tù; bị can đồng ý với nội dung buộc tội và yêu cầu Tòa án ra bản án; công tố viên hoặc tư tố viên và người bị hại đồng ý; bị can nhận thức được tính chất và hiệu quả của việc họ yêu cầu; yêu cầu của bị cáo là tự nguyện và đã được người bào chữa tư vấn. Thì Thẩm phán ra bản án mà không cần thiết tiến hành xét xử.
Thẩm phán hòa giải có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về những tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt là từ 2 năm trở xuống, những vụ án được khởi tố theo tư tố (theo yêu cầu của người bị hại).
Thủ tục xét xử có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn, Thẩm phán có quyền thành lập, quyết định số lượng cũng như giải tán Bồi thẩm đoàn. Thẩm phán
- Quyết định đình chỉ vụ án nếu có căn cứ quy định tại Điều 254 của Bộ luật Hình sự;
- Ra bản án vô tội nếu các thành viên của Bồi thẩm đoàn đưa ra câu trả lời phủ định dù chỉ 1 trong 3 câu hỏi chính hoặc hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm. Ra bản án kết tội hoặc quyết định hình phạt;
- Quyết định giải tán Bồi thẩm đoàn và chuyển vụ án để xét xử lại với Hội đồng xét xử mới.
Thủ tục xét xử phúc thẩm: Căn cứ kết quả xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm, Thẩm phán, Hội đồng xét xử ra một trong những quyết định sau đây: Giữ nguyên bản án và quyết định của Toà án và bác kháng cáo, kháng nghị; huỷ bản án, quyết định của Toà án và đình chỉ vụ án; huỷ bản án, quyết định của Toà án và trả lại hồ sơ vụ án để xét xử lại ở Toà án cấp sơ thẩm hoặc Toà án cấp chống án từ giai đoạn thẩm tra sơ bộ hoặc giai đoạn xét xử hoặc các hoạt động của Toà án sau khi đưa ra phán quyết của Bồi thẩm đoàn; sửa bản án, quyết định của Toà án.
Đối với thủ tục xét xử chống án do một Thẩm phán cấp quận thực hiện để xét xử sơ thẩm lại các vụ án mà bản án, quyết định của Thẩm phán hòa giải chưa có hiệu lực pháp luật và Thẩm phán có quyền ra bản án mới thay thế bản án của Thẩm phán hòa giải và bản án này chưa có hiệu lực pháp luật ngay, các bên có quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm: Thẩm phán của Tòa án cấp giám đốc thẩm căn cứ kết quả giải quyết vụ án ra một trong các quyết định sau: Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm và giữ nguyên quyết định của Toà án kháng cáo, kháng nghị; Huỷ bản án, quyết định của Toà án và tất cả các quyết định tiếp theo của Toà án và đình chỉ tố tụng đối với vụ án đó; Huỷ bản án, quyết định của Toà án và tất cả các quyết định tiếp theo của Toà án và trả lại vụ án để xét xử lại; Huỷ bản án của Toà án cấp chống án và trả
lại vụ án để xét xử lại theo thủ tục chống án; Huỷ quyết định của Toà án cấp phúc thẩm và tất cả các quyết định tiếp theo và trả lại vụ án để xét xử phúc thẩm lại; Sửa bản án, quyết định của Toà án.