Phục hồi khả năng thanh toán trước thời điểm yêu cầu mở thủ tục tuyên bố phá sản và phục hồi tổ chức tín dụng sau khi có quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quy định pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 58 - 64)

thủ tục tuyên bố phá sản và phục hồi tổ chức tín dụng sau khi có quyết định mở thủ tục yêu cầu tuyên bố phá sản của tổ chức tín dụng

Nếu như pháp luật phá sản của các nước trên thế giới trong những thập niên 60, 70 trở về trước chú trọng đến chế tài đối với bên bị phá sản, phá sản đồng nghĩa với sự khánh kiệt và bị trừng phạt. Ngày nay, nhận thức về phá sản được biến chuyển theo hướng nhân đạo hơn, một trong những nhiệm vụ của luật phá sản là thiết lập cơ chế pháp lý phục hồi, cứu cánh cho doanh nghiệp, chỉ tuyên bố phá sản không có khả năng phục hồi hoặc khi các biện pháp phục hồi thất bại. Xây dựng pháp luật phá sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam cũng không nằm ngoài mục đích và nguyên tắc này.

Mặt khác xuất phát từ vai trò quan trọng cũng như đặc tính dễ tổn thương của các tổ chức tín dụng trong hệ thống tài chính tiền tệ và nền kinh tế. Một ngân hàng bị phá sản, hậu quả không chỉ đối với bản thân ngân hàng đó mà sự hoảng loạn bất an theo phản ứng dây chuyền của toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Vì vậy, xu hướng chung hiện nay trong lĩnh vực pháp luật về phá sản các ngân hàng là xây dựng một cơ chế pháp lý nhằm phục hồi năng lực thanh toán của các tổ chức tín dụng tạm thời mất khả năng thanh toán.

Theo quy đinh của pháp luật Việt Nam hiện nay, cơ chế pháp lý nhằm phục hồi khả năng thanh toán của một tổ chức tín dụng bao gồm:

Thứ nhất: Phục hồi tổ chức tín dụng trước thời điểm yêu cầu tuyên bố phá sản tổ chức tín dụng (kiểm soát đặc biệt).

Theo quy định tại Khoản 1 - Điều 146 - Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 kiểm soát đặc biệt có thể được hiểu là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Nhằm phục hồi khả năng thanh toán cho các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống Ngân hàng, Ngân hàng nhà nước xem xét, đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau đây:

- Có nguy cơ mất khả năng chi trả.

- Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán.

- Khi số lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dữ trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.

- Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của ngân hàng Nhà nước.

- Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (8%) trong thời hạn 1 năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 6 tháng liên tục.

Khác với pháp luật Việt Nam, pháp luật Cộng hòa Liên bang Nga về phá sản các tổ chức tín dụng quy định các tổ chức tín dụng quy định các hình thức phục hồi tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng một cách cụ thể rõ ràng hơn. Nếu như pháp luật Việt Nam quy định khi đặt các tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt luôn luôn gắn liền với việc phải thành lập ban kiểm soát đặc biệt trong khi đó luật Liên Bang Nga quy định ngân hàng có thể ra quyết định phục hồi nhưng không nhất thiết thành lập hội đồng điều tra tạm thời.

Ở Mỹ tập đoàn bảo hiểm tiền gửi tín dụng (FDIC) là một chức thực hiện các chức năng giám sát tình hình tài chính, cách báo cho các ngân hàng mua bảo hiểm, thực hiện bảo hiểm tiền gửi và phục hồi tài chính cho các ngân hàng, tham gia vào giải quyết thanh lý các ngân hàng trong sự phối hợp với

cục dữ trữ liên bang, ủy ban thanh tra tài chính. Sau năm 1982 sự cho phép

trong các điều luật bổ sung thẩm quyền của FDIC mở rộng trong lĩnh vực trợ giúp, phục hồi các ngân hàng gặp khó khăn, bao gồm:

hồi sự hoạt động bình thường của ngân hàng đóng bảo hiểm, sắp xếp tổ chức việc cơ cấu lại ngân hàng, trợ giúp việc sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng [17].

Tóm lại, kiểm soát đặc biệt là quy trình phục hồi khả năng thanh toán của các tổ chức tín dụng tạm thời mất khả năng thanh toán. Biện pháp phục hồi này mang tính hành chính, nghiệp vụ để thực hiện bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thứ hai: Tổ chức tín dụng sau khi có quyết định mở thủ tục yêu cầu tuyên bố phá sản.

Trong hệ thống pháp luật của hầu hết các nước đều có những chế định đặc thù về sự tồn tại của loại hình doanh nghiệp đặc biệt này. Điều này dễ hiểu bởi bất kỳ nền kinh tế của nước nào cũng có lĩnh vực hay ngành nghề hoạt động có tầm quan trọng đối với đời sống kinh tế xã hội hoặc hết sức nhạy cảm do tính rủi ro cao bởi đặc thù của hoạt động đầu tư đó. Do vậy trong chính sách quản lý của mình đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng, Nhà nước cần phải có những quy định riêng từ điều kiện thành lập, quy chế giám sát hoạt động và nhất là sự giải thể hay phá sản của loại hình doanh nghiệp đặc biệt này.

Luật phá sản và các văn bản có liên quan cũng đã có những quy định cho việc giải quyết phá sản đối với các tổ chức tín dụng Ngân hàng. Theo luật phá sản năm 2004 khi những doanh nghiệp lâm bị vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn phải có trách nhiệm báo cáo lên cơ quan ra quyết định thành lập để xem xét và áp dụng các biện pháp phục hồi. "Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo với Ngân hàng Nhà nước về thực trạng tài chính, nguyên nhân và các biện pháp đã áp dụng, dự kiến áp dụng để khắc phục" [32, Điều 145] và "Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam biết chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án,

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải có văn bản về việc có hoặc không áp dụng hoặc chấm dứt kiểm soát đặc biệt" [32, Khoản 1 Điều 12].

Như vậy, theo quy định của Luật phá sản luật tổ chức tín dụng thì khi tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản thì trước hết tổ chức tín dụng phải lập ngay kế hoạch phục hồi hoạt động tín dụng, xoay chuyển tình thế hiệu quả và thuyết phục. Kế hoạch này bao gồm nhiều điểm, trong đó các điểm chính bao gồm ước lượng số tiền cần thiết để đưa tổ chức tín dụng thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính, các nguồn tài trợ dự kiến và các biện pháp quản lý khác. Nếu thực sự muốn phục hồi hoạt động của tổ chức tín dụng bằng khả năng thanh toán nợ của mình thì tổ chức tín dụng có thể áp dụng một trong các hình thức cho vay cấp cứu sau:

- Ngân hàng Nhà nước: Cho vay đặc biệt để hỗ trợ tổ chức tín dụng. - Bảo hiểm gửi tiền: Đứng ra chi trả tiền gửi cho nhân dân.

- Các Ngân hàng khác: Cho vay hỗ trợ cấp tốc.

Như vậy, trong trường hợp cấp bách, để đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng, tổ chức tín dụng có thể được các tổ chức tín dụng khác hoặc Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt. Khoản vay đặc biệt này sẽ được hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của tổ chức tín dụng. Và trong trường hợp tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản thì vấn đề bảo vệ quyền người gửi tiền là chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc bảo đảm an sinh xã hội trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng. Nếu để người dân mất tiền gửi sẽ ảnh hưởng đến niềm tin công chúng đối với hệ thống Ngân hàng, gây khó khăn cho các Ngân hàng trong việc huy động vốn, gây bất ổn về mặt xã hội. Chính vì vậy để phục hồi hoạt động cho các tổ chức tín dụng bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với chức năng bảo vệ và bảo đảm hệ thống tài chính Ngân hàng, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ thực hiện hỗ trợ tài chính cho những tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gặp khó khăn nhưng chưa đến mức bị đổ vỡ trong việc

Như vậy, nếu các tổ chức tín dụng áp dụng được một trong ba hình thức chi trả trên thì các tổ chức tín dụng coi như đã thực hiện xong thủ tục phục hồi hoạt động của tổ chức tín dụng thì coi như tổ chức tín dụng chưa lâm vào tình trạng phá sản. Còn nếu như trường hợp tổ chức tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán nhưng vẫn không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì Tòa án quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng mà không cần triệu tập hội nghị chủ nợ để xem xét áp dụng thủ tục phục hồi [32, Khoản 1 Điều 40].

Và nghị định cũng nêu rõ Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có đủ hai điều kiện Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng và tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán.

Theo quy định tại Nghị định 05/2010 quy định những người có quyền và nghĩa vụ trong việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

- Chủ nợ không bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần của tổ chức tín dụng. - Người lao động làm việc trong tổ chức tín dụng.

- Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng Nhà nước, cổ đông của tổ chức tín dụng cổ phần.

- Đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận thấy tổ chức mình lâm vào tình trạng phá sản.

Như vậy liên quan đến vấn đề phục hồi tình hình tài chính của tổ chức tín dụng thì luật phá sản của Cộng hòa Liên bang Nga quy định rõ: Giai đoạn phục hồi con nợ và phương án thỏa thuận về phương án phục hồi con nợ quy định trong luật phá sản không áp dụng đối với phá sản các tổ chức tín dụng.

Pháp luật phá sản của các Ngân hàng Hoa Kỳ cũng không tồn tại thủ tục phục hồi sau khi đã có quyết định của cơ quan thanh tra tài chính hoặc cơ

quan hành pháp Bang. Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi tín dụng sẽ được cử làm người quản lý tài sản thực hiện phương án chi trả tiền gửi, sau đó tiến hành thanh lý tài sản của Ngân hàng phá sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quy định pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 58 - 64)