Nợ của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quy định pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 40 - 41)

Nợ của doanh nghiệp là một trong những điều kiện cần và đủ để có thể xác định một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Luật phá sản doanh nghiệp mặc dù không quy định doanh nghiệp nợ đối với chủ nợ là bao nhiêu thì lâm vào tình trạng phá sản mà chúng ta chỉ cần hiểu rằng doanh nghiệp chỉ cần nợ đối với chủ nợ 1.000 đồng mà không có khả năng thanh toán thì lâm vào tình trạng phá sản. Nhưng khi chủ nợ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp mắc nợ thì một trong những thủ tục mà doanh nghiệp mắc nợ phải thực hiện khi tòa án tiến hành Hội nghị chủ nợ để xây dựng phương án hòa giải, phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là lập danh sách và báo cáo về các khoản nợ của mình đối với chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần. Mục đích của việc quy định này là nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ và góp phần tạo thuận lợi cho tổ chức quản lý, thanh lý tài sản thực hiện công bằng bởi nhiệm vụ của mình.

Tại Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất, doanh nghiệp mắc nợ phải cam kết thanh toán các khoản nợ đối với chủ nợ khi doanh nghiệp thực hiện thành công phương án phục hồi đã được Hội nghị chủ nợ thông qua thì các chủ nợ sẽ được thanh toán các khoản nợ theo nội dung đã đề ra trong phương án phục hồi, tuy nhiên không phải trong trường hợp nào doanh nghiệp mắc nợ cũng có

trường hợp Tòa án phải ra quyết định áp dụng thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, khi đó các chủ nợ được quyền thanh toán các khoản nợ của mình. Việc thanh toán này được thực hiện theo tích chất của các khoản nợ và thứ tự ưu tiên thanh toán theo quy định của Luật phá sản 2004.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quy định pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 40 - 41)