Tổ chức quản lý tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quy định pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 51 - 53)

Quản lý tài sản tốt không chỉ bảo vệ quyền lợi cho chủ nợ mà còn góp phần tích cực vào việc quản lý, bảo toàn tài sản cho doanh nghiệp mắc nợ, hạn chế hiện tượng xấu có thể xảy ra khi doanh nghiệp mắc nợ đang thực hiện phương án phục hồi lại hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc quản lý tài sản của doanh nghiệp mắc nợ được giao cho tổ quản lý, thanh lý tài sản và các chủ nợ theo dõi, giám sát trước thời điểm áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do tính chất quan trọng trong việc quản lý tài sản của doanh nghiệp mắc nợ nên Thẩm phán phụ trách vụ việc đã tiến hành ra quyết định thành lập tổ quản lý tài sản, thành phần của tổ quản lý tài sản gồm: 1 thành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp làm tổ trưởng,

1 cán bộ của tòa án, 1 đại diện chủ nợ, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản, trường hợp cần thiết có đại diện công đoàn đại diện người

lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn tham gia tổ quản lý tài sản thì Thẩm phán xem xét quyết định. Tổ quản lý tài sản phải thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Thứ nhất: Lập bảng kê toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp mắc nợ, trên cơ sở báo cáo kiểm kê tài sản hiện có của doanh nghiệp, tổ quản lý tiến hành lập bảng kê chi tiết các tài sản đang còn của doanh nghiệp, kể cả tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá trị và các quyền về tài sản. "Trong trường hợp xét thấy việc kiểm kê, xác định giá trị sản xuất của doanh nghiệp là không chính xác thì tổ quản lý tài sản có trách nhiệm kiểm kê, xác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp theo giá thị trường tại thời điểm kiểm kê" [30, Khoản 3 Điều 50]. Tổ quản lý tài sản có thể cử thành viên hoặc chính tổ quản lý tài sản trực tiếp làm việc với đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan để xác định rõ về tình hình tài sản của doanh nghiệp.

Thứ hai: Giám sát, kiểm tra việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ: Trước khi có quyết định cho doanh nghiệp được áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh thì cùng với Tòa án, tổ quản lý tài sản, chủ nợ, đại diện công đoàn có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh cũng như việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Mục đích của việc giám sát này là nhằm ngăn ngừa doanh nghiệp mắc nợ thực hiện các hành vi như: cất giấu, tẩu tán tài sản. Ngoài ra các đối tượng này có trách nhiệm giám sát, kiểm tra những hoạt động mới phát sinh của doanh nghiệp như ký kết và thực hiện hợp đồng, sử dụng, bảo quản và chuyển dịch tài sản ngoài hợp đồng. Trong quá trình giám sát, kiểm tra nếu phát hiện doanh nghiệp mắc nợ vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết thì tổ quản lý tài sản và các bên có liên quan có thể trực tiếp xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị thẩm phán ra quyết định xử lý theo quyết định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quy định pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 51 - 53)