SỬA ĐỔI BỔ SUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT PHÁ SẢN (2004) VỀ THỦ TỤC PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quy định pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 82 - 87)

cần phải tính đến thực tiễn vận động và hoàng thiên phương án phục hồi vì đây là động lực có thể giúp các doanh nghiệp khôi phục lại hoạt động kinh doanh của mình một cách bình thường.

3.2. SỬA ĐỔI BỔ SUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT PHÁ SẢN (2004) VỀ THỦ TỤC PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN THỦ TỤC PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN

Nếu như Luật phá sản doanh nghiệp 1993 đầu tiên của Việt Nam không quy định về phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì Luật phá sản năm 2004 đã tiến bộ hơn khi đưa ra mười điều khoản cụ thể về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên, khi nghiên cứu mười điều khoản này ta có thể thấy chúng vẫn chỉ là những thủ tục pháp lý đơn lẻ, chưa phải là mục tiêu chính mà Luật phá sản năm 2004 hướng tới. Vì vậy, luận văn cho rằng các nhà làm luật Việt Nam phải đổi mới tư duy và thay đổi cách tiếp cận khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Luật phá sản Việt Nam, phải coi việc phục hồi hoạt động kinh doanh nhằm tái tạo doanh nghiệp là mục tiêu quan trọng nhất của Luật phá sản. Cần phải sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật phá sản năm 2004 về phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản như sau:

Thứ nhất: Luật phá sản 2004 mở rộng đối tượng áp dụng quy định Điều 2 - Luật phá sản năm 2004. Vận dụng kinh nghiệm từ một số nước để, để mở rộng đối tượng quy định tại Điều 2 - Luật phá sản năm 2004 thì cần phải bổ sung những quy định mới về phục hồi doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Luận văn cho rằng, cần phải bổ sung đối tượng áp dụng của luật theo hướng mọi tổ chức, các nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh và có đăng ký kinh doanh không phân biệt loại hình tổ chức, quy mô kinh doanh và ngành nghề kinh doanh nếu lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì đều có thể bị đưa ra Tòa án giải quyết theo thủ tục phá sản bởi lý do:

- Các chủ thể kinh doanh trong đó có các cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh tế cá thể... cần được bình đẳng với các chủ thể kinh doanh khác là các doanh nghiệp trong việc sử dụng các cơ chế do pháp luật quy định, trong đó có cơ chế phá sản. Nếu chẳng may kinh doanh thua lỗ thì các chủ thể này cũng có được một cơ chế xử lý nợ như các tổ chức sản xuất kinh doanh khác để có cơ hội trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Các chủ nợ cũng theo một cơ chế bảo đảm cho họ quyền đòi nợ đúng pháp luật, tránh tình trạng bắt xiết nợ gây mất trận tự an toàn xã hội như một số trường hợp xẩy ra hiện nay.

- Nhiều hộ gia đình có quy mô kinh doanh lớn, làm ăn ăn với cả các doanh nhân nước ngoài nên Luật phá sản cũng cần sửa đổi cho phù hợp với Luật phá sản của thế giới nhất là khi đất nước mình đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới.

Việc bổ sung các đối tượng này vào luật phá sản thì sẽ làm cho Luật phá sản Việt Nam năm 2004 phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của Việt Nam cũng như tương thích với Luật phá sản của các nước khác.

Thứ hai: Luật phá sản 2004 bổ sung thêm đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp mắc nợ thì chủ nợ chủ yếu vẫn là chủ nợ có bảo đảm vì vậy cần tăng cường vai trò của các

chủ nợ bảo đảm để thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có hiệu quả hơn. Theo Luật phá sản của hầu hết các nước trên thế giới, các chủ nợ đều có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản và có quyết định việc con nợ có thể được phục hồi hay thanh lý tài sản, kiến nghị Tòa án áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản của con nợ... Tuy nhiên, trong luật phá sản của các nước, mục đích bảo vệ quyền lợi của chủ nợ được coi trọng như Anh, Đức, Pháp... thì thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là một công cụ chủ yếu để giúp các chủ nợ có thể thu hồi lại số tiền của mình mà con nợ phải trả.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, cần phải nghiên cứu, xem xét một cách kỹ lưỡng có nên quy định chủ nợ có bảo đảm có quyền khởi kiện doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hay không? Bởi lẽ đây là vấn đề còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Khi chủ nợ có bảo đảm không thu hồi được nợ đúng kỳ hạn, họ có quyền thi hành quyền lợi bảo đảm của mình (như bán tài sản thế chấp, cầm cố). Vậy quyền bắt đầu thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có quan hệ như thế nào với quyền này. Tuy nhiên, chúng ta nên thống nhất với nhau một vấn đề đã quá muộn là cho phép các chủ nợ có bảo đảm quyền được tham gia vào thủ tục tố tụng phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản khi thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản bắt đầu.

Thứ ba: Cho phép doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được lựa chọn biện pháp phục hồi doanh nghiệp. Theo Điều 69 - Luật phá sản năm 2004 Luật phá sản cần có những quy định cho những doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn khi gửi đơn đến Tòa án có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn ai hết, doanh nghiệp sẽ là người hiểu và nắm rõ nhất thực trạng tài chính và khả năng phục hồi của doanh nghiệp vì họ đã phải có sự suy nghĩ,

quy định những cơ chế cụ thể về nội dung này. Nếu phục hồi phải kèm theo phương án giải trình và lựa chọn phương án phục hồi hoạt động kinh doanh để Tòa án xem xét đưa Hội nghị chủ nợ đầu tiên quyết định. Như vậy, việc giải quyết sẽ nhanh hơn, nên luận văn nghĩ cần bổ sung thêm nội dung của việc lựa chọn phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ tư: Luật phá sản 2004 bổ sung các quy định tăng cường vai trò của Tòa án trong quá trình phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, để được phục hồi hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp rất cần tới sự hỗ trợ của Tòa án thông qua Thẩm phán, ủy viên với rất nhiều quyền lực. Vì vậy luận văn cho rằng cần tăng cường hơn nữa vai trò của Tòa án. Tòa án phải là người kiểm tra, giám sát và toàn quyền ra quyết định. Hội nghị chủ nợ chỉ nên có ý kiến đề xuất những nội dung cơ bản, các giải pháp tốt để giúp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có thể phục hồi lại hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả và trên cơ sở đó sẽ thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ thanh toán nợ đối với chủ nợ.

Thứ năm: Luật phá sản 2004 bổ sung thêm giai đoạn giám sát và cơ quan giám sát vào quá trình thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 73 - Luật phá sản năm 2004: Giai đoạn giám sát có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy cần bổ sung thêm giai đoạn giám sát vào thủ tục phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản để giai đoạn giám sát phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện có hiệu quả. Cần đưa vào chương VI - Luật phá sản 2004 những quy định cho phép thành lập cơ quan giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là các chủ nợ, nhưng bên cạnh các chủ nợ còn nên có Viện kiểm sát và đại diện cho người lao động. Đây là một trong

những yếu tố cơ bản nhằm xác định cho doanh nghiệp thực hiện phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình vì lợi ích của các bên. Chính vì điều này nên thiết nghĩ cần phải bổ sung thêm vào nội dung chương VI - Mục 1 - Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh - Luật phá sản năm 2004 về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Viện kiểm sát và đại diện cho người lao động trong giai đoạn giám sát.

Thứ sáu: Luật phá sản năm 2004 chưa có quy định nào về chủ nợ mới phát sinh khi mở thủ tục phá sản, có thể thấy rằng việc quy định cho phép chủ nợ mới được xuất hiện trong giai đoạn phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tính khả thi cao hơn. Chính vì vậy, Luật phá sản năm 2004 nên bổ sung thêm những quy định về vị trí, vai trò, quyền của chủ nợ mới trong quá trình thực hiện phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ bảy: Luật phá sản năm 2004 bổ sung những quy định về những điều kiện cần thiết về khả năng tài chính và có sự khuyến khích của Nhà nước có thể có ở đây là quy định có tính lãi đối với các khoản nợ khi áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giảm gánh nhẹ tài chính cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Việc giảm nhẹ khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp mắc nợ như giảm nợ, không tính lãi... hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả hòa giải giữa doanh nghiệp mắc nợ và chủ nợ. Nói một cách khác là không có sự hỗ trợ, khuyến khích của luật đối với thủ tục phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ hạn chế khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, đề tài kiến nghị nên bổ sung thêm các quy định về các biện pháp giảm nhẹ tài chính cho doanh nghiệp.

Thứ tám: Về hậu quả của Nghị quyết công nhận phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Điều 72 - Luật phá

sản năm 2004, Thẩm phán ra quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nghị quyết này có hiệu lực đối với tất cả các bên có liên quan. Kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị chi phối bởi phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nghĩa vụ tuân thủ phương án này và chịu sự giám sát của các chủ nợ và Thẩm phán. Một câu hỏi được đặt ra khi Nghị quyết này có hiệu lực thì những điều cấm, hạn chế đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do luật quy định tại Điều 31 - Luật phá sản năm 2004 có đương nhiên bị chấm dứt hay không? Luật không có quy định cụ thể. Nhưng với suy luận logic thì vấn đề được hiểu ở đây là các điều cấm, hạn chế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp quy định tại Điều 31 - Luật phá sản năm 2004 đương nhiên phải tạm đình chỉ trong thời hạn tối đa là 3 năm. Thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc phải chấm dứt hiệu lực. Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không phù hợp với phương án phục hồi đã được Hội nghị chủ nợ thông qua và Tòa án công nhận đều là các giao dịch trái pháp luật và có thể bị tuyên bố vô hiệu. Vì vậy, Luật phá sản năm 2004 cần bổ sung thêm quy định về hậu quả của Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của Hội nghị chủ nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quy định pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)