Những ưu điểm của thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo luật phá sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quy định pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 71 - 74)

tình trạng phá sản theo luật phá sản 2004

Phá sản là hiện tượng kinh tế khách quan trong nền kinh tế thị trường mà hậu quả của nó là sự xung đột lợi ích của các bên tham gia quan hệ kinh doanh. Phá sản không chỉ là xung đột lợi ích giữa doanh nghiệp mắc nợ mất khả năng thanh toán với các chủ nợ của nó mà còn dẫn đến sự xung đột với lợi ích của tập thể người lao động là việc tại cơ sở doanh nghiệp mắc nợ, đến lợi ích chung của xã hội, đến trật tự trị an tại một địa phương, vùng lãnh thổ nhất định nào đó. Ban hành pháp luật phá sản là mong muốn của các nhà làm luật sử dụng những thuộc tính của pháp luật với tư cách là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong điều kiện tồn tại nhà nước như tính quy phạm, tính bắt buộc chung, nhằm tác động một cách hiệu quả nhất đến quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ phá sản, giải quyết xung đột lợi ích của các chủ thể đó theo đúng bản chất vốn có của nó. Ngoài ra, việc giải quyết xung đột lợi ích này cũng không thể không tính đến những nhiệm vụ cụ thể đặt ra trước các nhà làm luật ở mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phát triển kinh tế của mình.

Như vậy, phá sản là hiện tượng bình thường và cần thiết của nền kinh tế thị trường còn pháp luật phá sản là sự can thiệp có ý thức của nhà nước vào hiện tượng này nhằm hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực và khai thác những mặt tích cực của nó. Thông qua pháp luật phá sản, nhà nước và Tòa án có thể can thiệp vào quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp với một cách nhìn hiện đại năng động và hết sức mềm dẻo.

Phục hồi hoạt động kinh doanh là một giai đoạn trong thủ tục tố tụng, khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, đây là một quá trình hoạt động của Tòa án và những người tham gia tố tụng và cũng là bước phát triển mới về lý luận của luật phá sản nước ta. Luật phá sản năm 2004 ra đời đã có những tiến bộ hơn trong thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản của luật phá sản doanh nghiệp năm 1993..

Thứ nhất: Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 tuy cũng có những quy định về phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản nhưng chưa thừa nhận những nội dung đó là những thủ tục cấu thành độc lập, chưa nhìn nhận được tính đặc thù về mối quan hệ giữa các thủ tục đó. Trong luật phá sản doanh nghiệp năm 1993, phục hồi hoạt động kinh doanh gần như là một hoạt động bắt buộc trước hoạt động thanh lý thì luật phá sản năm 2004 đã quy định phục hồi hoạt động kinh doanh là một thủ tục độc lập (tách bạch với hoạt động thanh lý tài sản, các khoản nợ) mà thẩm phán có thể quyết định áp dụng hay không áp dụng sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản tùy thuộc vào từng điều kiện của vụ việc cụ thể khi giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Thứ hai: Luật phá sản doanh nghiệp năm 2004 quy định bổ sung về đối tượng có quyền xây dựng phương án phục hồi, theo đó không chỉ có doanh nghiệp lâm vào tình trạng phải lập phương án phục hồi như quy định tại Điều 20 Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993:

nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp xây dựng phương án hòa giải và các giải pháp tổ chức lại kinh doanh. Thời hạn tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do hội nghị chủ nợ quyết định, nhưng không quá hai năm, kể từ ngày Hội nghị chủ nợ

thông qua phương án hòa giải [28].

Nhưng khi thực hiện thấy có nhiều điểm không phù hợp và gánh nặng cho doanh nghiệp mắc nợ trong việc xây dựng phương án phục hồi. Chính vì điều này mà luật phá sản năm 2004 đã bổ sung thêm đối tượng có quyền nộp đơn xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: "Bất kỳ chủ nợ hoặc người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều có quyền xây dựng dự thảo phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp" [30, Điều 68]. Và thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng được kéo dài hơn: "Thời hạn tối đa để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là ba năm" [30, Điều 74]. Như vậy, quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có thể phục hồi hoạt động kinh doanh của mình.

Thứ ba: Hội nghị chủ nợ theo quy định của luật phá sản năm 2004 không còn là thủ tục bắt buộc trong tiến trình giải quyết đơn yêu mở thủ tục phá sản như luật phá sản doanh nghiệp. Khi tiến hành luật phá sản Thẩm phán có thể không cần triệu tập hội nghị chủ nợ nếu:

"Trường hợp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bị thua lỗ đã được nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì Tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp mà không cần phải triệu tập hội nghị chủ nợ để xem xét việc áp dụng thủ tục phục hồi [30, Điều 78].

Quy định khắt khe hơn, cao hơn về điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ, bổ sung thêm phải có sự tham gia của người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ. Như vậy, Luật phá sản năm 2004 đã quy định một cách cụ thể về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Với việc quy định một cách cụ thể và hợp lý như vậy sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản tổ chức lại hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp khắc phục được những khó khăn về tài chính để trở lại hoạt động kinh doanh bình thường và thanh toán được các khoản nợ đối với chủ nợ, trả hết nợ lương đối với người lao động tham gia hoạt động trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quy định pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 71 - 74)