Quyền hạn Hội nghị chủ nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quy định pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 35 - 37)

Hội nghị chủ nợ là nơi tập hợp tất cả các chủ nợ cũng như người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không phân biệt họ có nộp đơn hay không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Để thực hiện tốt điều này, hội nghị chủ nợ cũng cần phải có các thẩm quyền nhất định bởi vì chính sự quy định về thẩm quyền là cơ sở để hội nghị chủ nợ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Hội nghị chủ nợ có các quyền sau:

- Quyền đề nghị Thẩm phán ra quyết định cử người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để bảo vệ tốt quyền, lợi ích của các chủ nợ, Luật phá sản quy định trong trường hợp xét thấy người quản lý không có khả năng điều hành hoặc tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh sẽ không có lợi cho việc bảo toàn tài sản cho doanh nghiệp. Thẩm quyền này chính là biện pháp bảo đảm cho những quyết định của Hội nghị chủ nợ đạt được hiệu quả khi thực hiện trên tế [41, tr. 67].

- Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trình hội nghị chủ nợ xem xét, quyết định. Một trong những mục đích lớn nhất của việc áp dụng thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là tìm mọi biện pháp để cứu vãn doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Thông qua việc thực hiện nội dung phương án phục hồi các chủ nợ có thể tạo điều kiện giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trở lại bình thường, phục hồi khả năng thanh toán nợ cho chủ nợ. Do vậy, phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp có vai trò quyết định to lớn đến sự thành công hay thất bại của việc áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Bất kỳ chủ nợ nào cũng đều có quyền xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nộp cho Tòa án. Đây là quyền mới

được Luật phá sản năm 2004 ghi nhận nhằm tạo điều kiện cho các chủ nợ tham gia một cách tích cực và chủ động hơn vào quá trình phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với quy định này cho thấy, vai trò chủ động của chủ nợ đã được nhấn mạnh, thông qua đó các chủ nợ có thêm cơ hội, tự mình đề xuất phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nào cho phù hợp để cứu vãn doanh nghiệp, nhưng thực chất ý định này là nhằm mục đích cứu mình trước nguy cơ doanh nghiệp mắc nợ không có khả năng thanh toán nợ cho mình.

- Giám sát việc thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định: "Sau khi Thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Chủ nợ có nghĩa vụ giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp" [30, Điều 73]. Ở đây, việc giám sát phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là giám sát doanh nghiệp thực hiện hoạt động quản lý và hoạt động kinh doanh. "Do vậy, việc quy định giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trao cho các chủ nợ với tư cách cá nhân chứ không phải nhân danh tập thể chủ nợ" [41, tr. 68]. Chủ nợ thực hiện việc giám sát nhằm buộc doanh nghiệp mắc nợ phải thực hiện theo đúng nội dung phương án phục hồi được thông qua tại hội nghị chủ nợ. Khi thực hiện quyền giám sát nếu xét thấy doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả về phương án phục hồi nghĩa là doanh nghiệp đã thực hiện tốt việc quản lý và thanh toán hết các khoản nợ cho chủ nợ thì "Thẩm phán có quyền đồng ý đình chỉ thủ tục phục hồi và sự đồng ý của chủ nợ được coi là hợp lệ khi được quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán nhất trí" [30, Điều 76]. Trong trường hợp nếu phát hiện doanh nghiệp thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi và có khả năng làm cho khối tài sản phá sản giảm sút hoặc bị mất

cầu Tòa án ra quyết định áp dụng thủ tục thanh lý đối với tài sản của doanh nghiệp mắc nợ theo [15, tr. 118].

- Quyền được thanh toán các khoản nợ từ tài sản doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện được phương án phục hồi đã được Hội nghị chủ nợ nhất trí thông qua thì các chủ nợ sẽ được thanh toán các khoản nợ theo nội dung đã đề ra trong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp.

- Quyền của doanh nghiệp mắc nợ: Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để trình ra Hội nghị chủ nợ xem xét, thông qua.

Theo quy định tại Luật phá sản năm 2004 thì phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải nêu rõ các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh như: Huy động vốn mới, thay đổi mặt hàng sản xuất, đổi mới công nghệ sản xuất, tổ chức lại bộ máy quản lý, sáp nhập hay chia tách bộ phận sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản xuất. Trong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh doanh nghiệp cũng phải nêu rõ thời hạn, kế hoạch thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ. Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh không được hội nghị thông qua là một trong những căn cứ để Tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp [15, tr. 110].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quy định pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 35 - 37)