Bảo đảm công tác phối hợp trong quá trình định tộidanh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự việt nam – trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội (Trang 81 - 87)

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án cần có sự phối hợp chắt chẽ trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nhằm đảm bảo định tội danh đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Công tác điều tra có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự, tạo tiền đề cho các giai đoạn tố tụng sau xử lý đúng người, đúng tội. Do đó, quá trình xác minh sự thật khách quan trong giai đoạn điều tra cần có sự phối hợp chắt chẽ giữa các cơ quan tư pháp hình sự. Ở giai đoạn này, Nhà nước cần bổ sung thẩm quyền đối với Viện Kiểm sát, tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí tạo điều kiện đểViện kiểm sát làm đúng vai trò công tố của mình trong giai đoạn điều tra vụ án.

Các cơ quan tiến hành tố tụng cần có sự liên kết chặt chẽ trong quá trình điều tra vụ án, khám phá kịp thời tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; áp dụng các biện pháp ngăn chặn chính xác để giảm tối đa các trường hợp bắt, tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính; không để xảy ra bức cung, dùng nhục hình. Quá trình điều tra, lập hồ sơ vụ án phải tuân thủ pháp luật, nhanh chóng thu thập, đánh giá đầy đủ, khách quan các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội để xác định đúng sự thật vụ án; khắc phục việc làm oan người vô tội do hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế; chấn chỉnh việc đình chỉ

điều tra không đúng pháp luật để tránh oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm; tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia các vụ án theo quy định của pháp luật.

Viện kiểm sát cần có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời với các cơ quan có thẩm quyền điều tra trong xử lý tội phạm bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; bảo đảm việc khởi tố, bắt, tạm giữ, tạm giam, truy tố có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không để xảy ra oan, sai; khắc phục tình trạng buông lỏng trách nhiệm, thống nhất một chiều với Cơ quan điều tra trong phân loại, xử lý vụ án; chấn chỉnh việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án không đúng pháp luật; tăng cường trách nhiệm công tố, tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự; kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là đơn kêu oan, đơn tố cáo bức cung, dùng nhục hình.

Kết luận chƣơng 3

Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động áp dụng pháp luật là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hoạt động này có hiệu quả hay không? có bảo vệ được các quyền và lợi ích của người tham gia tố tụng, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, duy trì ổn định trật tự xã hội hay không? phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của các văn bản pháp luật cũng như trình độ, năng lực của đội ngũ thực thi pháp luật.

Định tội danh là một trong những hoạt động phức tạp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, hoạt động này đòi hỏi các chủ thể định tội danh phải có sự kết hợp chặt chẽ về cả về mặt lý luận và thực tiễn, bảo đảm xác định chính xác sự thật khách quan trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự.

Trong thời gian qua, công tác định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên, trước đòi hỏi của đất nước trong việc nỗ lực hoàn thiện để hướng đến việc trở thành

một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự, thì việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là điều thiết yếu. Do đó, dựa trên lý luận khoa học và thực tiễn áp dụng pháp luật đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích các đặc điểm của những sai lầm, thiếu sót thường gặp trong công tác định tội danh đối với hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, bảo đảm hoạt động định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được thực hiện một cách chính xác, đúng người, đúng tội.

KẾT LUẬN

Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt giữ người làm con tin, nhằm gây áp lực lên chủ tài sản buộc họ phải giao nộp một khoản tiền (tài sản) chuộc để bảo đảm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự cho người bị bắt. Như vậy, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản không chỉ xâm hại đến các quyền về tài sản của người bị hại, mà còn là hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, danh dự các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt. Pháp luật hình sự của các quốc gia trên thế giới luôn đánh giá hành vi bắt cóc với những mục đích khác nhau là hành vi đe dọa nghiêm trọng đến trật tự xã hội, xâm phạm đến nhiều quyền lợi khác nhau của công dân. Tùy từng điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội bộ luật hình sự các quốc gia xếp hành vi phạm tội này vào các Chương khác nhau, có nước quy định tại Chương các tội xâm phạm sở hữu, có nước quy định tại Chương các tội xâm phạm tự do, thân thể v.v... nhưng nhìn chung đều đưa ra những chế tài nghiêm khắc kèm theo đối với loại hành vi này.

Trong thực tiến áp dụng pháp luật thì bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi phạm tội có tính chất phức tạp và nguy hiểm, hành vi này thường cấu thành nhiều loại tội phạm khác nhau gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình xác định tội danh. Do điểm đặc thù là loại tội phạm xâm phạm sở hữu, nhưng khách thể bị xâm phạm trước tiên lại là quan hệ nhân thân, nếu không xâm phạm quan hệ nhân thân thì người phạm tội không thể xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Do đó, hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thường mang theo khả năng cấu thành nhiều loại tội phạm khác nhau như tội cố ý gây thương tích; tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; tội cướp tài sản hay tội cưỡng đoạt tài sản...Do đó, nghiên cứu lý luận và thực tiễn về định tội

danh có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa pháp luật thực định vào đời sống thực tiễn, bảo vệ pháp luật cũng như xây dựng nhà nước pháp quyền.

Thông qua số liệu thống kê về các vụ án bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trên phạm vi cả nước thì thành phố Hà Nội là một trong những điểm nóng thường xuyên xảy ra các vụ án liên quan đến hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, số lượng các vụ án bắt cóc nhằm chiếm đoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội có sự ổn định nhất định, không có nhiều biến động qua các năm. Ngoại trừ năm 2010 có duy nhất một vụ bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản xảy ra trên địa bàn thành phố thì các năm còn lại đều bình quân xảy ra từ 2 đến 3 vụ một năm.

Trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thì công tác định tội danhđã đạt được những thành tựu nhất định, bảo đảm thực thi tốt các chính sách pháp luật mà nhà nước đề ra, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo dựng niềm tin trong xã hội đối với các cơ quan thực thi pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tiễn định tội danh các vụ án hình sự, đặc biệt là định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản vẫn bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc nhất định, gây ra không ít những khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình định tội danh cũng như xây dựng nhà nước pháp quyền, đòi hỏi lý luận về định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cần phải tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện.

Từ việc nghiên cứu, đánh giá, phân tích một số vấn đề đang tồn tại trong lý luận và thực tiễn định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Tác giả luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cũng như đưa ra ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về tội

bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ các quyền và lợi ích của người tham gia tố tụng cũng như đóng góp chung vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự việt nam – trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)