Một số kết quả đạt đƣợc trong định tộidanh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự việt nam – trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội (Trang 35 - 42)

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Một số kết quả đạt đƣợc trong định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản

Định tội danh là việc cụ thể hóa các quy định pháp luật trừu tượng vào đời sống xã hội, là một trong những nội dung quan trọng của quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Trong những năm qua, công tác xét xử nói chung và giải quyết vụ án hình sự nói riêng của Tòa án các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được những thành tựu nhất định, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, tạo lòng tin trong xã hội. Ngày 02-01-2002, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ/TW "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới", tiếp theo là Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24-5-2005 "Về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020", Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02-6-2005 "Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020". Việc ra đời của các nghị quyết này đã tạo ra những thay đổi lớn đối với hoạt động tư pháp của đất nước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước [1].

Tuy nhiên, trong tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp, đất nước có nhiều thay đổi về kinh tế - xã hội như hiện nay, tình hình tội phạm trên phạm vi cả nước nói chung và địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng đang có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là nhóm các tội xâm phạm sở hữu,

trong đó có tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là một trong những hành vi nguy hiểm, xâm phạm đến quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.

Theo thống kê từ năm 2005 đến năm 2015 cho thấy, các tội xâm phạm sở hữu xảy ra nhiều và chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số các tội phạm mà Tòa án đã giải quyết, xét xử. Trung bình mỗi năm, ngành Tòa án nhân dân thụ lý và giải quyết khoảng 60.000 vụ án hình sự sơ thẩm. Trong đó, các vụ án xâm phạm sở hữu chiếm khoảng trên 25.000 vụ với 40.000 bị cáo chiếm tỷ lệ 38% về số vụ và số bị cáo.

- Năm 2005, số vụ án phải xét xử là 24.547 vụ, 39.774 bị cáo; trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 51 vụ, 75 bị cáo; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là 1.603 vụ, 3.295 bị cáo; số vụ đã xét xử sơ thẩm là 21.328 vụ, 33.440 bị cáo; chuyển hồ sơ vụ án 25 vụ, 60 bị cáo. Số vụ án chưa xét xử là 1.540 vụ, 2.904 bị cáo. Trong đó bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 7 vụ, riêng xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội có 2 vụ, 2 bị cáo; chiếm 28,57% tổng số vụ bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trên cả nước; 0,008% tổng số vụ án liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu mà Tòa đã thụ lý.

- Năm 2006, số vụ án phải xét xử là 26.871 vụ, 43.887 bị cáo; trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 61 vụ, 79 bị cáo; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là 1.760 vụ, 3.661 bị cáo; số vụ đã xét xử sơ thẩm là 24.510 vụ, 38.980 bị cáo; chuyển hồ sơ vụ án 26 vụ, 64 bị cáo. Số vụ án chưa xét xử là 514 vụ, 1.103 bị cáo. Trong đó bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 14 vụ, riêng xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội có 3 vụ, 5 bị cáo; chiếm 21,43% tổng số vụ bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trên cả nước; 0,011% tổng số vụ án liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu mà Tòa đã thụ lý.

- Năm 2007, số vụ án phải xét xử là 27.033 vụ, 45.658 bị cáo; trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 47 vụ, 86 bị cáo; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là 1.801 vụ, 3.939 bị cáo; số vụ đã xét xử sơ thẩm là 23.327 vụ, 38.001 bị cáo;

chuyển hồ sơ vụ án 26 vụ, 65 bị cáo. Số vụ án chưa xét xử là 1.832 vụ, 3.567 bị cáo. Trong đó bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 11 vụ, riêng xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội có 2 vụ, 5 bị cáo; chiếm 18,2% tổng số vụ bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trên cả nước; 0,007% tổng số vụ án liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu mà Tòa đã thụ lý.

- Năm 2008, số vụ án phải xét xử là 22.462 vụ, 39.118 bị cáo; trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 34 vụ, 51 bị cáo; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là 1.258 vụ, 2.900 bị cáo; số vụ đã xét xử sơ thẩm là 20.145 vụ, 33.908 bị cáo; chuyển hồ sơ vụ án 22 vụ, 40 bị cáo. Số vụ án chưa xét xử là 512 vụ, 1.061 bị cáo. Trong đó bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 7 vụ, riêng xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội có 3 vụ, 5 bị cáo; chiếm 42,85% tổng số vụ bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trên cả nước; 0,013 % tổng số vụ án liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu mà Tòa đã thụ lý.

- Năm 2009, số vụ án phải xét xử là 24.126 vụ, 43.006 bị cáo; trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 29 vụ, 63 bị cáo; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là 1.484 vụ, 3.427 bị cáo; số vụ đã xét xử sơ thẩm là 22.465 vụ, 34.355 bị cáo; chuyển hồ sơ vụ án 17 vụ, 34 bị cáo. Số vụ án chưa xét xử là 1.211 vụ, 1.461 bị cáo. Trong đó bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 9 vụ, riêng xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội có 3 vụ, 6 bị cáo; chiếm 33,33% tổng số vụ bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trên cả; chiếm 0,012 % tổng số vụ án liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu mà Tòa án đã thụ lý.

- Năm 2010, số vụ án phải xét xử là 23.589 vụ, 44.199 bị cáo; trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 64 vụ, 71 bị cáo; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là 1.102 vụ, 3.181 bị cáo; số vụ đã xét xử sơ thẩm là 18.924 vụ, 36.479 bị cáo; chuyển hồ sơ vụ án 24 vụ, 31 bị cáo. Số vụ án chưa xét xử là 892 vụ, 1.525 bị cáo. Trong đó bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 8 vụ, riêng xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội có 1 vụ, 3 bị cáo; chiếm 12,5% tổng số vụ bắt cóc nhằm

chiếm đoạt tài sản trên cả nước; chiếm 0,004 % tổng số vụ án liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu mà Tòa án đã thụ lý.

- Năm 2011, số vụ án phải xét xử là 26.297 vụ, 45.260 bị cáo; trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 41 vụ, 82 bị cáo; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là 1.658 vụ, 3.410 bị cáo; số vụ đã xét xử sơ thẩm là 24.232 vụ, 38.691 bị cáo; chuyển hồ sơ vụ án 26 vụ, 54 bị cáo. Số vụ án chưa xét xử là 1377 vụ, 1.614 bị cáo. Trong đó bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 11 vụ, riêng xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội có 2 vụ, 3 bị cáo; chiếm 18,2% tổng số vụ bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trên cả nước; 0,008 % tổng số vụ án liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu mà Tòa đã thụ lý.

- Năm 2012, số vụ án phải xét xử là 27.462 vụ, 48.854 bị cáo; trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 86 vụ, 93 bị cáo; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là 1.573 vụ, 3.142 bị cáo; số vụ đã xét xử sơ thẩm là 25.478 vụ, 40.503 bị cáo; chuyển hồ sơ vụ án 34 vụ, 51 bị cáo. Số vụ án chưa xét xử là 714 vụ, 1.666 bị cáo. Trong đó bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 13 vụ, riêng xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội có 3 vụ, 8 bị cáo; chiếm 23,07% tổng số vụ bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trên cả nước; 0,011 % tổng số vụ án liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu mà Tòa đã thụ lý.

- Năm 2013, số vụ án phải xét xử là 25.234 vụ, 41.191 bị cáo; trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 59 vụ, 85 bị cáo; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là 1.451 vụ, 2.875 bị cáo; số vụ đã xét xử sơ thẩm là 22.956 vụ, 37.894 bị cáo; chuyển hồ sơ vụ án 40 vụ, 63 bị cáo. Số vụ án chưa xét xử là 570 vụ, 821 bị cáo. Trong đó bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 7 vụ, riêng xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội có 2 vụ, 7 bị cáo; chiếm 28,57% tổng số vụ bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trên cả nước; 0,008 % tổng số vụ án liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu mà Tòa đã thụ lý.

- Năm 2014, số vụ án phải xét xử là 24.313 vụ, 34.618. bị cáo; trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 52 vụ, 79 bị cáo; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là 1.774 vụ, 2.488 bị cáo; số vụ đã xét xử sơ thẩm là 22.335 vụ, 35.662 bị cáo; chuyển hồ sơ vụ án 31 vụ, 46 bị cáo. Số vụ án chưa xét xử là 1215 vụ, 2.411 bị cáo. Trong đó bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 5 vụ, riêng xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội có 2 vụ, 2 bị cáo; chiếm 40% tổng số vụ bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trên cả nước; 0,008 % tổng số vụ án liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu mà Tòa đã thụ lý.

- Năm 2015, số vụ án phải xét xử là 25.236 vụ, 37.021 bị cáo; trong đó số vụ bị đình chỉ xét xử là 44 vụ, 51 bị cáo; số vụ hoàn lại Viện kiểm sát là 1.528 vụ, 2.901 bị cáo; số vụ đã xét xử sơ thẩm là 23.160 vụ, 38.204 bị cáo; chuyển hồ sơ vụ án 34 vụ, 51 bị cáo. Số vụ án chưa xét xử là 972 vụ, 1.951 bị cáo. Trong đó bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 8 vụ, riêng xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội có 3 vụ, 5 bị cáo; chiếm 37,5% tổng số vụ bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trên cả nước; 0,011 % tổng số vụ án liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu mà Tòa đã thụ lý.

Bảng 2.1: Thống kê số liệu về số vụ án và bị cáo phạm tội bắt cócnhằm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn cả nƣớctừ năm 2005 đến hết năm 2015

Năm Số vụ Số bị cáo 2005 7 15 2006 14 31 2007 11 21 2008 7 10 2009 9 23 2010 8 11 2011 11 18

2012 13 29

2013 7 12

2014 5 8

2015 8 12

(Nguồn: Tòa án nhândân tối cao)

Biểu đồ 2.1: Thống kê số liệu về số vụ ánbắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2005 đến năm 2015

(Nguồn:Tòa án nhândân tối cao)

0 2 4 6 8 10 12 14 16 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Hà Nội Toàn quốc

Biểu đồ 2.2: Mức độ tăng giảm của số ngƣời phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn cả nƣớc từ năm 2005 đến năm 2015

(Nguồn:Tòa án nhândân tối cao)

Thông qua số liệu thống kê về các vụ án bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội và phạm vi cả nước từ năm 2005 đến năm 2015 cho thấy, thành phố Hà Nội là một trong những điểm thường xuyên xảy ra các vụ án liên quan đến hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, số lượng các vụ án bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội có sự ổn định nhất định, không có nhiều biến động qua các năm. Ngoại trừ năm 2010 có duy nhất một vụ bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản xảy ra trên địa bàn thành phố, các năm còn lại đều bình quân xảy ra từ 2-3 vụ một năm.

Về chủ thể phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản năm 2006 và năm 2012 là những năm có số lượng người phạm tội cao nhất (2006 - 31 bị cáo,

0 5 10 15 20 25 30 35 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Số lƣợng các bị cáo Số lượng các bị cáo

2012 - 29 bị cáo), 2014 là năm có số lượng người phạm tội thấp nhất (8 bị cáo).

Trong những năm qua, quá trình giải quyết các vụ án hình sự đặc biệt là công tác định tội danh đã đạt được những thành tựu nhất định, bảo đảm thực thi tốt các chính sách pháp luật mà nhà nước đề ra, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo dựng niềm tin trong xã hội đối với các cơ quan thực thi pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tiễn định tội danh các vụ án hình sự, đặc biệt là định tội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự việt nam – trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)