Thực tiễn có vai trò đặc biệt quan trọng, là thước đo hiệu quả của các văn bản pháp luật thực định. Theo quan điểm Mác - Lê nin thì lý luận là kinh nghiệm thực tiễn được khái quát trong ý thức của con người, là hệ thống tương đối độc lập của các tri thức có tác dụng tái hiện trong lô-gic của các khái niệm cái lô-gic khách quan của hiện thực mà nó phản ánh. Còn thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là căn cứ để kiểm chứng tính đúng đắn của lý luận. Mọi lý luận đều cần được thực tiễn kiểm chứng. Con người quan hệ với thế giới bắt đầu không phải bằng lý luận mà bằng thực tiễn. Chính trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới buộc con người phải nhận thức thế giới do đó mà lý luận của con người mới được hình thành và phát triển. Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới buộc thế giới khách quan phải bộc lộ những tính chất quy luật của nó trên cơ sở đó mà con người nhận thức được chúng [3, tr.105]. Do đó, trong lĩnh vực lập pháp hình sự, hiệu quả của các quy định pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn.
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội được các nhà làm luật tổng kết thực tiễn xây dựng lên, việc các hành vi phạm tội có thể xảy ra được các nhà làm luật “dự trù” trước và hình sự hóa đều dựa trên tình hình thực tiễn thông qua hoạt động tổng kết thực tiễn. Quá trình tổng kết thực tiễn không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, mà còn có ý nghĩa trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự, qua đó bám sát, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền v.v...
Đối với hoạt động tổng kết thực tiễn của các cơ quan tiến hành tố tụng, cần quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội về công tác tư pháp, các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội và tranh tụng trong xét xử; hướng đến việc chấp hành nghiêm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự. Tổng kết, đề ra phương án khắc phục, trách những sai lầm dẫn đến oan, sai, khi đã xác định có oan, sai thì phải kịp thời minh oan cho người bị oan, bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định pháp luật; xử lý nghiêm minh đối với người mắc sai phạm, xem xét trách nhiệm hoàn trả đối với người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; xử lý trách nhiệm liên đới của người đứng đầu cơ quan gây nên oan, sai, để xảy ra bức cung, dùng nhục hình.
Tòa án nhân dân tối cao cần tăng cường tổng kết kinh nghiệm xét xử và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật; chủ trì, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an tiếp tục rà soát, xem xét, giải quyết dứt điểm các đơn khiếu nại kêu oan, nhất là đơn kêu oan của người bị kết án có mức hình phạt tù 20 năm trở lên, tù chung thân, tử hình; nếu có căn cứ pháp luật
thì phải xem xét theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật, bảo đảm không oan, sai.
Ngoài ra, cần định kỳ sơ kết rút kinh nghiệm về công tác áp dụng pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm, từ đó tuyên truyền giáo dục pháp luật để nhân dân có ý thức hơn trong việc tự bảo vệ chính mình trước hành vi vi phạm. Sự lơ là, lỏng lẻo của chính nhân dân cũng một phần nguyên nhân tạo nên sự vi phạm pháp luật cho những đối tượng có và muốn có hành vi vi phạm pháp luật. Muốn làm được như vậy thì Đảng và Nhà nước, cán bộ các cấp, ban ngành đoàn thể phải thường xuyên tuyên truyền, chỉ dẫn cho quần chúng nhân dân những thủ đoạn gây án của tội phạm và những quy định chế tài pháp luật, nhằm phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật trong xã hội. Có chính sách giáo dục thông qua xét xử công khai, lưu động đối với những vụ án lớn có tính chất nổi cộm. Từ đó nâng cao cảnh giác, phòng ngừa, bịt kín mọi sơ hở không cho tội phạm lợi dụng để hoạt động. Tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân nâng cao ý thức trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Phát hiện tố giác tội phạm, kể cả là con cháu trong gia đình, không che giấu, loại trừ tư tưởng bàng quan, thiếu trách nhiệm tích cực, phối hợp với lực lượng công an đấu tranh phòng chống tội phạm.
3.3.3. Nâng cao năng lực của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và các cơ quan tiến hành tố tụng trong định tội danh đối với tội