Định tộidanh đối với tội bắt cócnhằm chiếm đoạt tài sản theo giai đoạn tội phạm chưa hoàn thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự việt nam – trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội (Trang 29 - 30)

giai đoạn tội phạm chưa hoàn thành

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 134 BLHS có cấu thành hình thức, cho nên, khi định tội danh các chủ thể định tội danh cần phân biệt rõ đối với loại tội phạm này chỉ tồn tại 2 giai đoạn phạm tội, đó là: Giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn tội phạm chưa đạt chưa hoàn thành. Đồng thời, tội phạm chưa đạt chưa hoàn thành chỉ xảy ra với lỗi cố ý trực tiếp, việc hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản chưa thực hiện được đến cùng là do nguyên nhân khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người phạm tội.

Định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản chưa hoàn thành là sự đánh giá về mặt pháp lý hình sự hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được thực hiện trong các giai đoạn đầu tiên của hoạt động phạm tội, trên cơ sở đối chiếu, so sánh và kiểm tra, để xác định sự phù hợp ở một mức độ nhất định nào đó giữa dấu hiệu của hành vi trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, với các yếu tố cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 134 BLHS [14, tr.47-48].

Trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, nếu đối tượng thực hiện hành vi phạm tội mặc dù chưa đạt được mục đích cuối cùng nhằm chiếm đoạt tài sản, nhưng hành vi đã cấu thành nhiều tội khác thì phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm đó.

Ví dụ: Mua bán trái phép vũ khí quân dụng để thực hiện hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thì phải chịu trách nhiệm hình sự về 02 tội: Tội

mua bán trái phép vũ khí quân dụng (đã hoàn thành) và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội).

Đối với hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cũng như quy định chung của pháp luật hình sự Việt Nam, quy định này thể hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự, khuyến khích người phạm tội từ bỏ vĩnh viễn ý định thực hiện tội phạm đến cùng. Do đó, khi người có ý định phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (chuẩn bị phạm tội), dù nhận thức được hoàn toàn có khả năng thực hiện hành vi đến cùng, nhưng đã có ý thức tự nguyện đình chỉ hành vi phạm tội của mình không tiếp tục thực hiện dù không hề có một yếu tố khách quan nào ngăn cản, đồng thời tích cực ngăn chặn hành vi phạm tội của các đồng phạm không cho hậu quả xảy ra và hậu quả của hành vi hoàn thành đã không xảy ra nhờ hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này (họ chỉ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác nếu hành vi chuẩn bị phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đã cấu thành tội phạm khác này).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự việt nam – trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)