Một số quy định của Bộ luậthìnhsự năm 1999 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đã được sửa đổi bổ sung trong Bộ luật hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự việt nam – trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội (Trang 64 - 67)

năm 2015

Hoàn thiện pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, cũng như xây dựng Nhà nước pháp quyền. Sau khi BLHS 1985 ra đời,pháp luật hình sự Việt Nam đã có nhiều lần sửa đổi, bổ sung nhằm hướng đến sự hoàn thiện thông qua BLHS 1999, BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2009 và hiện nay là BLHS năm 2015, về cơ bản hệ thống pháp luật hình sự đã đi vào ổn định, sự thay đổi của nền kinh tế - chính trị, cũng như sự phát triển mạnh mẽ của thời đại dù gây ra không ít những khó khăn, tạo ra những loại tội phạm mới, những hành vi phạm tội tinh vi hơn, tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cùng toàn thể nhân dân, những hành vi phạm tội nguy hiểm cho xã hội đều đã được pháp luật hình sự Việt Nam kịp thời điều chỉnh cụ thể cho phù hợp. Như vậy, để hướng đến xây dựng một nhà nước pháp quyền vững mạnh thì BLHS cần có một “giá trị pháp lý” theo đúng nghĩa “thượng tôn” của nó, do đó, việc tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện pháp luật cũng như lĩnh hội những hạt nhân pháp lý tiến bộ của thế giới có ý nghĩa rất quan trọng. Trong Chương XIV BLHS Việt Nam về Các tội xâm phạm sở hữu, Điều 134 tuy đã thể hiện được chính sách của pháp luật

hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm sở hữu, tuy nhiên, về mặt thực tiễn xét xử cũng như lý luận vẫn tồn tại một số tồn tại bất cập nhất định, cần sớm được hoàn thiện.

Để khắc phục những bất cập của BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung và chúng tôi hoàn toàn đồng tình với những sửa đổi, bổ sung này, cụ thể như sau:

Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

i) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; k) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của 02 người trở lên mà tỷ lệ của mỗi người 46% trở lên;

d) Làm chết người.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản [41].

Nội dung sửa đổi cơ bản của tội này đó là, quy định hình phạt tiền là hình phạt chính, đồng thời bổ sung thêm đối tượng tài sản bị xâm hại. Lý do sửa đổi, bổ sung: Việc quy định hình phạt tiền là hình phạt chính đối với tội phạm nàynhằm thực hiện chủ trương mở rộng áp dụng hình phạt tiền được nêu tại Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, BLHS năm 2015 đã bổ sung hình phạt tiền là hình phạt chính đối với tội phạm này.

BLHS hiện hành quy định đối tượng tài sản bị xâm hại là những tài sản thông thường, có thể quy giá trị thành tiền mà chưa đề cập đến những đối tượng tài sản đặc biệt, như cổ vật hoặc các tài sản có giá trị lịch sử, văn hóa. Những tài sản này có thể có những loại tuy giá trị quy thành tiền không đáng kể, nhưng những giá trị về văn hóa, về lịch sử thì không thể tính hết được, đặc biệt không thể quy giá trị tài sản này thành tiền. Do vậy, BLHS năm 2015 đã bổ sung đối tượng tài sản bị xâm hại của tội phạm này là phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.

3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự việt nam – trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)