Một số hạn chế, vướng mắc trong định tộidanh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự việt nam – trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội (Trang 42 - 50)

mắc gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình định tội danh, giải quyết vụ án hình sự cũng như xây dựng nhà nước pháp quyền, đòi hỏi lý luận về định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cần phải tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện.

2.2. Một số hạn chế, vƣớng mắc và nguyên nhân trong định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

2.2.1. Một số hạn chế, vướng mắc trong định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Qua thực tiễn định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của Tòa án các cấp trên địa bàn thành phố hà nội trong giai đoạn 2011-2015, có thể thấy việc định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của các chủ thể định tội danh là tương đối chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình xác định tội danh vẫn có một số sai lầm nhất định như:

Thứ nhất, khi định tội danh chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, vì hành vi bắt cóc là hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân, do đó, khi định tội danh đối

với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, các chủ thể định tội danh phải cân nhắc, xác định cả 2 quan hệ xã hội này.

Thứ hai, quá trình điều tra không đầy đủ, thiếu sót, từ giai đoạn khởi tố cho đến khi bản án có hiệu lực pháp luật, dẫn đến việc định tội danh không chính xác, không làm rõ được sự thật khách quan.

Thứ ba, Điều 134 BLHS quy định tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có nhiều điểm giống tội cướp tài sản; tội cưỡng đoạt tài sản; tội bắt, giam hoặc giữ người trái pháp luật v.v... Do đó, khi định tội danh đối với hành vi phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, các chủ thể định tội danh khó tránh khỏi những nhằm lẫn, cũng như thiếu sót trong việc xác định tội danh

2.2.1.1. Một số trường hợp định sai tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

a) Định sai tội danh từ tội cướp tài sản sang tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Ví dụ:Do thiếu tiền mua ma túy Trần Đình T và một số đối tượng là M và B đã lên kế hoạch dàn cảnh nhằm cướp tài sản của người đi đường. Ngày 27/1/2012 anh Nguyễn Văn A cùng vợ là Trần Thị H đang trên đường về quê ăn tết,đi qua đoạn đường vắng thì gặp vụ tai nạn do T dàn dựng, vợ chồng A dừng xe để cứu người thì bị nhóm của T bắt giữ. Tuy nhiên, do A không mang theo tiền mặt nên T quyết định giữ vợ của Ađể M chở A ra cây ATM gần đó rút tiền. Trong khi T đưa vợ của A đến điểm hẹn thì bị H là Công an xã bắt giữ khi đang đi tuần. Tòa án nhândân huyện X tuyên T, M và B 3 năm tù giam về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Viện kiểm sát nhân dân huyện X kháng nghị với nội dung không đồng ý với tội danh mà Tòa án nhândân huyện X đã tuyên với bị cáo mà cho rằng T, M, B phải bị xét xử về tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 BLHS.

Trong tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thì việc bắt giữ con tin là dấu hiệu đặc trưng cơ bản, ngoài việc bắt giữ người thì hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác đối với người bị bắt nhằm gây sức ép tâm lý cho chủ tài sản để chiếm đoạt tài sản cũng là một trong những dấu hiệu quan trọng giúp phân biệt giữa tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với tội cướp tài sản.

Thực tiễn cho thấy,việc xác định tội danh đối với T, M và B trong trường hợp này là tương đối khó khăn, ngoài lời khai của người phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng còn phải căn cứ vào các tình tiết khác của vụ án như không gian, thời gian, hoàn cảnh phạm tội v.v... Việc người phạm tội có sử dụng hành vi đe dọa con tin để uy hiếp tinh thần chủ sở hữu tài sản hay không có ý nghĩa quyết định trong việc xác định hành vi phạm tội thuộc tội danh nào được quy định trong BLHS.

Hơn nữa, hành vi bắt cóc được hiểu là bắt người và mang giấu đi nhằm gây sức ép lên chủ sở hữu tài sản để chiếm đoạt tài sản. Đây là cơ sở để xác định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và phân biệt tội này với tội cướp tài sản.

Trong vụ án trên, người phạm tội không có hành vi “bắt người và mang giấu đi” cho nên, tôi đồng tình với quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân huyện X là phải xử các bị cáo về tội cướp tài sản mới đúng.

b) Định sai tội danh từ tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản sang tội cưỡng đoạt tài sản

Ví dụ: Bản án sơ thẩm số 194/2005/HSST ngày 25/8/2006 của Tòa án nhân dân huyện Đông Anh đã tuyên bị cáo Nguyễn Văn Tuấn phạm tội Cưỡng đoạt tài sản với hành vi phạm tội như sau:

Do muốn có tiền tiêu xài, Tuấn đã xin tiền bà Hoa là mẹ đẻ của Tuấn nhưng không được bà Hoa đồng ý, sau đó Tuấn đã nảy sinh ý định bắt cháu Mai (cháu ruột của bị cáo) để uy hiếp bà Hoa.

Ngày 13/3/2006, Tuấn đưa cháu Mai (sinh ngày 29/01/1999) đi ăn kem, rồi gọi điện về cho bà Hoa với nội dung “cháu Mai đang có người muốn mua, nếu bà Hoa không mang tiền đến cho Tuấn thì sẽ bán cháu Mai đi”. Sau đó, bà Hoa đã báo Công an. 17h30 cùng ngày khi nhận tiền của bà Hoa thì Tuấn bị Công an bắt. Cháu Mai được giải thoát an toàn. Tòa án nhân dân huyện Đông Anh xử bị cáo Tuấn 2 năm tù giam về tội cưỡng đoạt tài sản nhưng cho hưởng án treo. Viện kiểm sát nhân dân huyện Đông Anh kháng nghị với nội dung không đồng ý với tội danh mà Tòa án nhân dân huyện Đông Anh đã tuyên với bị cáo mà cho rằng bị cáo Tuấn phải bị xét xử về tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 134 BLHS [42].

Trong vụ án này, theo quan điểm của Tòa án nhân dân huyện Đông Anh thì hành vi của Tuấn không phải là hành vi bắt cóc, Tuấn không dùng vũ lực cũng như không tước đoạt tự do của cháu Mai. Hành vi của Tuấn chỉ thể hiện mục đích đánh lừa đưa cháu Mai đi nhằm uy hiếp tinh thần bà Hoa. Thực tiễn cho thấy, hành vi của Tuấn là hành vi đưa cháu mai đi ăn kem nhằm giấu cháu Mai nhằm mục đích cuối cùng của hành vi là để uy hiếp tinh thần bà Hoa nhằm chiếm đoạt tài sản.

Viện kiểm sát nhân dân huyện Đông Anh kháng nghị với nội dung không đồng ý với tội danh mà Tòa án nhân dân huyện Đông Anh đã tuyên với bị cáo mà cho rằng bị cáo Tuấn phải bị xét xử về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 134 BLHS.

Chúng tôi đồng ý với quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân huyện Đông Anh vì quan điểm này là có căn cứ và đúng pháp luật. Hành vi của Tuấn về bản chất chính là hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của bà Hoa. Hành vi này khác so với hành vi cưỡng đoạt tài sản ở chỗ, hành vi cưỡng đoạt tài sản chỉ là hành vi đe dọa, uy hiếp chủ tài sản, trước đó không có hành vi bắt người làm con tin.

c)Định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thiếu căn cứ và thiếu chính xác

Ví dụ:Khoảng tháng 10/2014, Bùi Văn Dũng thường trú tại địa chỉ C388E, tổ 14, khu phố 3, phường Long Bình thành phố Biên Hòa vay của Trần Nghị Luật số tiền 40.000.000 đồng.Khoảng 17h30 ngày 15/6/2015, Trần Nghị Luật và Nguyễn Công Kiên đến nhà của Bùi Văn Dũng gặp Dũng đang ngồi coi ti vi với bố là ông Bùi Văn Xứng, sau đó Luật và Kiên gọi Dũng đến uống cà phê tại quán nước ở khu phố 3 phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. Luật yêu cầu Dũng điện thoại cho gia đình đem 10.000.000 đồng đến trả nợ. Tiếp đó, Luật điện thoại cho Nguyễn Trường Giang, Luật nói với Giang rằng trời đã khuya mà lại mưa to nên nhờ Giang cho mượn nhà để cho hai người em, tức Nguyễn Xuân Cường và Bùi Văn Dũng đến ngủ nhờ để sáng hôm sau đi Trị An. Luật nhờ Nguyễn Xuân Cường đưa Dũng đến nhà Giang ngủ, Cường và Giang đồng ý. Khoảng 22h30 phút cùng ngày, Cường điều khiển xe mô tô biển số 52H-2972 chở Dũng đến nhà Giang tại số 80/6A, khu phố 2, phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, khi Cường và Dũng vào trong nhà, Giang khóa cửa trước, cửa sau chỉ chốt trong, Dũng ngủ trên ghế, Giang và Cường ngủ dưới nền nhà.

Đến 6h ngày 16/6/2015, Dũng điện thoại yêu cầu bà Phạm Thị Xuân (mẹ Dũng) chuẩn bị tiền trả cho Luật, bà Xuân đồng ý rồi hẹn địa điểm giao tiền tại nhà bà Xuân địa chỉ C388E, tổ 14, khu phố 3, phường Long Bình, thành phố Biên Hòa. Khoảng 7h45 cùng ngày, Luật và Cường chở Dũng đến điểm hẹn để lấy tiền, trong lúc Cường chờ bà Xuân đưa tiền thì bị Công an phường Long Bình phát hiện bắt giữ.

Ngày 19/4/2016, Viện kiếm sát nhân dân thành phố Biên Hòa ra Bản cáo trạng truy tố ra trước Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa để xét xử các

bị can Nguyễn Xuân Cường và Nguyễn Trường Giang về tội: “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự.

Ngày 08/6/2016, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” và ra bản án cùng ngày kết tội Nguyễn Trường Giang và Nguyễn Xuân Cường phạm tội “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” với vai trò đồng phạm, tuyên phạt Nguyễn Trường Giang 01 năm 6 tháng tù giam, Nguyễn Xuân Cường 02 năm tù giam [43].

Nghiên cứu bản án này, chúng tôi thấy một số bất hợp lý sau đây:

Thứ nhất, như đã phân tích ở Ví dụ 1, theo từ điển Tiếng Việt, “bắt cóc là hành vi bắt người một cách đột ngột và đem giấu đi” - trong đó “bắt” là nắm lấy, giữ lại không để cho tự do hoạt động hoặc cử động. Như vậy, có thể khẳng định Cường và Giang không có hành vi giam giữ Dũng. Dựa trên lời khai của bị cáo và bị hại cho thấy, trong thời gian Dũng ở cùng các bị cáo không bị mất tự do. Căn cứ theo lời khai của Dũng tại bút lục số 101, thì Dũng hoàn toàn chủ động gọi điện nói chuyện cho bạn bè và gia đình. Không những thế, đối chiếu với các tài liệu của vụ án, không thể hiện việc các bị cáo khai nhận Giang có hành vi bắt giữ Dũng và buộc gia đình Dũng đưa tiền mà chỉ khai nhận Giang để Cường và Dũng ngủ nhờ trong nhà. Cụ thể:

- Về mục đích: Khi để Dũng và Cường ở lại nhà mình, bị cáo Giang không hướng đến một mục đích hay lợi ích nào. Cách thức xử sự mà bị cáo lựa chọn được coi là hành vi cư xử đúng mực trong một mối quan hệ xã hội, bởi ban đầu khi nhận được đề nghị từ Luật, bị cáo Giang đã từ chối không để các đối tượng trên ngủ lại nhà mình, nhưng trong cuộc đối thoại với Luật, Luật nói rằng đêm đã khuya, trời mưa mà đi xuống Trị An thì xa. Vốn là một người sống có đạo đức, biết trước biết sau, nên bị cáo Giang đã đồng ý. Nguyên nhân để bị cáo Giang đồng ý xuất phát từ lòng tin với bạn bè. Khi

Cường và Dũng vào nhà thì Giang chỉ chốt trong cửa sau mà không khóa lại, tình tiết này chứng minh rằng, bản thân Giang không có ý định tạo ra một không gian nhằm giam nhốt Dũng. Dũng hoàn toàn có thể bỏ trốn vì cửa sau không khóa.

- Về yếu tố lỗi: Bị cáo Giang hoàn toàn không biết và không thể biết hành vi của Luật là sai hay đúng với quy định của pháp luật. Những sự việc mà bị cáo thấy, nghe và hiểu là thông qua việc nói chuyện điện thoại với Luật và Giang chỉ hiểu sự việc đang diễn ra là Cường và Dũng đi cùng nhau đến ngủ nhờ để sáng mai đi Trị An (hoàn toàn không có sự thỏa thuận trước hay cố ý cùng thực hiện hành vi phạm tội).Tòa cấp sơ thẩm cho rằng, hành vi của Trần Nghị Luật phạm tội “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” thì cũng không đủ căn cứ kết luận bị cáo Nguyễn Trường Giang đồng phạm với Luật. Việc cho ngủ nhờ của bị cáo Giang khác với việc tạo điều kiện vật chất và tinh thần để bắt cóc con tin.

Thứ hai, điều kiện cần và đủ để kết tội bị cáo Nguyễn Trường Giang phạm tội “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” với vai trò đồng phạm giúp sức là bị cáo Trần Nghị Luật phải có hành vi cấu thành tội “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản”. Bởi hành vi của người thực hành là cơ sở quan trọng để định tội danh của bị cáo Giang. Tuy nhiên, trong tất cả các lời khai của đương sự không thể hiện rõ hành vi của Trần Nghị Luật là bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Theo như lời khai của các bị cáo, bị hại được thể hiện trong hồ sơ thì bị cáo Luật không có bất kỳ hành động nào nhằm khống chế nạn nhân, hành vi chở (“bắt cóc”) Dũng là công khai, Dũng hoàn toàn có quyền tự do hành động, có quyền nhảy xuống xe, có quyền chạy trốn, đồng thời bị cáo Luật không hề có ý thức giấu “con tin” (luật chưa quy định giam giữ bao lâu là phạm tội). Cụ thể:Khoảng 17h30, Kiên và một thanh niên không rõ lai lịch chạy xe đến nhà, kêu tôi ra ngoài nói chuyện. Sau đó, Kiên và thanh niên trên

chở tôi đến một quán cà phê cách nhà 500m.Kiên và Luật chở anh Dũng đến một quán cà phê gần nhà Dũng và chở bằng xe máy thì việc kết luận Trần Nghị Luật bắt cóc anh Dũng là không đúng với thực tế khách quan vì không ai bắt cóc con tin mà lại chở con tin đến quán cà phê gần nhà của con tin để uống cà phê và quán cà phê lại nằm bên hông của siêu thị Lotte, một địa điểm luôn có đông người qua lại.Ngoài ra, tại bút lục số 109, bố của Dũng là ông Bùi Văn Xứng có khai: Kiên và Luật đến nhà ông để rủ con mình ra ngoài. Như vậy không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Luật dùng phương tiện hay lừa dối để ép buộc Dũng đi với mình.

Tại bút lục số 101, Dũng cũng khẳng định rằng mình có nhiều cơ hội bỏ về do không có ai khống chế nhưng Dũng đã chọn cách không đi về. Chính chi tiết này đã chứng minh một cách rõ ràng rằng, Luật không tạo ra một sự khống chế nào đối với Dũng.Không chỉ vậy, trong tối ngày 15 và sáng ngày 16/6/2015, các bị cáo Luật và Cường nhiều lần cùng Dũng uống cà phê và nói chuyện bình thường tại quán cà phê Tuyết Lan, là nơi công cộng có nhiều người lui tới. Việc di chuyển bằng xe máy và “đi bộ” trong khi Dũng sinh năm 1986 còn Cường sinh năm 1995, mới 19 tuổi, nhỏ hơn Dũng đến 9 tuổi. Cường rất khó có khả năng giữ và khống chế Dũng. Dũng hoàn toàn có khả năng phản kháng lại để về nhà. Như vậy, không có đủ cơ sở thuyết phục để thể kết luận Cường và Luật đang bắt cóc Dũng.

Ngoài ra, Bùi Văn Dũng là người đã trưởng thành, có đủ khả năng để nhận thức và bảo vệ mình. Nếu Dũng cho rằng mình đang bị bắt cóc thì sẽ có hành động chống cự hành vi của Luật, cũng như bỏ trốn, bởi trong suốt quãng thời gian từ tối ngày 15 đến sáng ngày 16/6/2016, không ít lần Dũng có được cơ hội này. Dũng không có ý định này và cũng không cho rằng hành vi của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự việt nam – trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)