Chương 3 : ĐÁNH GIÁ PHÁP LUẬT BIỂN VIỆT NAM
3.1. MỘT SỐ ƢU ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT BIỂN VIỆT NAM
3.1.3. Luật biển Việt Nam khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền trên các
trên các vùng biển của Việt Nam, đặc biệt là chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Từ nhiều năm nay, nhất là những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay, trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển đảo rất quyết liệt và phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác động đến quốc phòng và an ninh nƣớc ta. Trên Biển Đông, vùng biển nƣớc ta tiếp giáp với vùng biển bảy nƣớc là Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Philippin, Malaysia, Indonesia, Brunei. Nơi đây đang diễn ra những tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia, đẩy tới xu hƣớng tăng cƣờng lực lƣợng quân sự, đặc biệt là hải quân của các nƣớc trong khu vực, nhất là những nƣớc có tiềm lực lớn về kinh tế, quân sự. Có những nƣớc tận dụng ƣu thế của
mình trên biển để đe dọa chủ quyền vùng biển đảo, thềm lục địa của nƣớc ta, gây ra những nhân tố khó lƣờng đe dọa chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh đất nƣớc.
Quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa trong biển Đông là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thực sự hai quần đảo này ít nhất từ thế kỷ 17. Nhƣng đối với Hoàng Sa, năm 1956, Trung Quốc đã đƣa quân chiếm đóng các đảo phía Đông, năm 1974 dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa, khi đó đang nằm trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn.Quần đảo Trƣờng Sa gồm trên 100 hòn đảo nhỏ và bãi san hô với diện tích vùng biển rộng khoảng 410.000km2. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 3km2. Hiện tại Việt Nam đang quản lý 21 đảo, Trung Quốc chiếm bảy đảo đá ngầm, Đài Loan chiếm một đảo nổi, Phi-lip-pin chiếm chín đảo, Ma-lai-xi-a chiếm năm đảo, Bru-nây chỉ đòi chủ quyền, không chiếm giữ đảo nào. Việt Nam là quốc gia duy nhất có cƣ dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo thuộc Trƣờng Sa.
Trƣớc khi Luật Biển Việt Nam ra đời, chúng ta cũng đã có một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến biển nhƣ: Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; Tuyên bố ngày 12/11/1982 của Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam; Luật Biên giới quốc gia năm 2003; Nghị định 30/CP ngày 29/1/1980 về quy chế cho tàu thuyền nƣớc ngoài hoạt động trên các vùng biển của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định 55/CP ngày 1/10/1996 về hoạt động của tàu quân sự nƣớc ngoài vào thăm nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ về Quy chế
khu vực biên giới biển; Thông tƣ số 60/TTg ngày 19/2/1980 của Thủ tƣớng Chính phủ hƣớng dẫn việc thực hiện Nghị định ban hành quy chế cho tàu thuyền nƣớc ngoài hoạt động trên các vùng biển của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;... Tất cả các văn bản pháp lý này, cùng với Luật Biển Việt Nam đều khẳng định: Việt Nam có chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn trong vùng nội thủy, lãnh hải; có quyền chủ quyền tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; hai quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa là lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam.
Luật Biển Việt Nam đã quy định rất rõ các vùng biển của Việt Nam, vềđƣờng cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, phù hợp với các quy định trong Công ƣớc Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam thực hiện chủ quyền đối với các vùng nội thủy và lãnh hải; thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa; chủ quyền đối với các đảo và quần đảo,trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Việt Nam thực hiện chủ quyền đối với các vùng nội thủy và lãnh hải; thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. Điểm đặc biệt là chƣơng 1 của Luật Biển 2012 đã xác định rõ ràng quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trƣờng Sa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. Luật Biển quy định rõ là mọi tổ chức, cá nhân phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích của Việt Nam, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam khi hoạt động trong các vùng biển của Việt Nam. Mọi vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến biển, đảo của Việt Nam đều bị xử lý theo pháp luật liên quan. Trƣớc đó, năm 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biên giới quốc gia khẳng định chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để xác định