Công ƣớc luật biển năm 1982 đã định ra khung pháp lý cho các quốc gia trong việc xác định các vùng biển và Quy chế pháp lý của chúng; xác định ranh giới, biên giới trên biển giữa các quốc gia. Theo Công ƣớc thì mỗi quốc gia ven biển có năm vùng biển, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Ngoài năm vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển ra thì Công ƣớc còn quy định các vấn đề về Biển cả và Vùng (di sản chung của loài ngƣời), trên đó tất cả các quốc gia đều có quyền tự do sử dụng, khai thác, v.v… với điều kiện không làm phƣơng hại hoặc đe doạ làm phƣơng hại tới các nƣớc khác, vì mục đích hoà bình và bảo vệ, giữ gìn môi trƣờng biển.
2.2.2.1. Nội thuỷ
* Phạm vi nội thuỷ
Điều 8 Công ƣớc quy định: “Trừ trƣờng hợp đã đƣợc quy định ở phần IV, các vùng nƣớc ở phía bên trong đƣờng cơ sở của lãnh hải thuộc nội thuỷ của quốc gia”. Phần IV - phần đƣợc loại trừ ở đây là phần quy định về quốc gia quần đảo, quy định: “Ở phía trong vùng nƣớc quần đảo, quốc gia quần đảo có thể vạch những đƣờng khép kín để hoạch định ranh giới nội thuỷ của mình theo đúng các điều 9, Điều 10, Điều 11”. Cũng theo quy định của Công ƣớc thì vùng nƣớc nội thuỷ bao gồm các vùng nƣớc cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, các vịnh, các vùng nƣớc nằm kẹp giữa lãnh thổ đất liền và đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
Vùng nội thủy của Việt Nam hiện nay đã đƣợc xác định cũng hoàn toàn phù hợp với Công ƣớc về luật biển năm 1982. Cụ thể, theo Tuyên bố ngày 24/5/1977 đã ghi nhận: “Vùng biển phía trong đƣờng cơ sở và giáp bờ biển là nội thuỷ của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Theo đó, nội thuỷ của Việt Nam bao gồm:
- Vùng biển nằm phía trong đƣờng cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, gồm các vùng nƣớc cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, các vịnh, các vùng nƣớc nằm kẹp giữa lãnh thổ đất liền và đƣờng cơ sở;
- Vùng biển nằm ở phía trong đƣờng cơ sở của các đảo, quần đảo của hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam;
- Vùng nƣớc lịch sử của Việt Nam trong vịnh Thái Lan xác định theo Hiệp định về vùng nƣớc lịch sử chung Việt Nam – Campuchia 07/7/1982.
Tuyên bố ngày 12/11/1982 tiếp tục nhắc lại quy định trên và còn nhấn mạnh hơn đến nội thuỷ của các hải đảo của Việt Nam. Bên cạnh đó, Điều 7 Luật biên giới quốc gia năm 2003 cũng quy định: “Nội thuỷ của Việt Nam bao gồm các vùng nƣớc phía trong đƣờng cơ sở và các vùng nƣớc cảng đƣợc giới hạn bởi đƣờng nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết bị thƣờng xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng”. Những nội dung trên một lần nữa đƣợc ghi nhận tại Điều 9 Luật biển 2012: “Nội thủy là vùng nƣớc tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đƣờng cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam”.
Bên cạnh đó, tuy hiện nay, pháp luật quốc tế chƣa có một tiêu chuẩn cụ thể về vùng nƣớc nhƣ thế nào thì đƣợc gọi là vùng nƣớc lịch sử, vịnh lịch sử nhƣng vùng nƣớc lịch sử, vịnh lịch sử cũng có chế độ pháp lý theo chế độ nội thủy. Trong thực tế, các quốc gia coi vùng nƣớc lịch sử không chỉ là vùng nƣớc của các vịnh mà còn là vùng nƣớc của biển. Các vịnh và vùng nƣớc của biển do các yếu tố lịch sử nhƣ quốc gia thực hiện quyền lực trong một thời
gian dài. Các vịnh và vùng nƣớc đó có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và quốc phòng, điều kiện địa lý và hình thể trở thành nội thủy của quốc gia đó và phần lớn các quốc gia khác không chống lại sự chiếm hữu hiện diện đó. Trên cơ sở đó, ngày 07/7/1982, Việt Nam và Campuchia đã ký kết Hiệp định về vùng nƣớc lịch sử chung giữa hai nƣớc ở ven bờ tỉnh Kiên Giang và Kampot, vùng nƣớc lịch sử này theo chế độ nội thủy.
Việc hoạch định biên giới vùng nội thủy giữa Việt Nam và các quốc gia láng giềng có bờ biển tiếp liền, liền kề hay đối diện đƣợc xác định bằng điều ƣớc quốc tế giữa Việt Nam với các quốc gia hữu quan, phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc tế.
Phần I Luật biển Canada chủ yếu xác định các vùng biển của Canada cùng với các quy chế pháp lý của chúng theo những nguyên tắc của Công ƣớc Luật biển năm 1982. Theo đó, đạo luật khẳng định các vùng biển của Canada bao gồm: Vùng nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa theo những tiêu chí về nguyên tắc, chiều rộng mà Công ƣớc năm 1982 đã quy định. Chẳng hạn nhƣ vùng nội thuỷ: “Vùng nội thuỷ của Canada là những vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở về phía bờ dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Canada”.
* Chế độ pháp lý nội thuỷ
Điều 10 Luật biển 2012 ghi nhận vùng nội thủy đƣợc coi nhƣ lãnh thổ trên đất liền của mỗi quốc gia và đặt dƣới chủ quyền toàn vẹn, đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia ven biển.
Theo nguyên tắc này, các nƣớc ven biển đã có những quy định rất chặt chẽ đối với các hoạt động của tàu thuyền nƣớc ngoài ở nội thủy. Trong vùng nội thủy của một nƣớc, tàu thuyền nƣớc ngoài không đƣợc hƣởng quyền qua lại không gây hại nhƣ ở vùng lãnh hải, mặc dù vùng lãnh hải cũng thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển. Tàu thuyền nƣớc ngoài muốn vào, ra vùng nội
thủy phải đƣợc phép của quốc gia ven biển và phải tuân theo luật lệ của nƣớc ven biển. Quốc gia ven biển có quyền không chấp nhận sự xin phép đó. Trong trƣờng hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, lý do đặc biệt khác, quốc gia ven biển có quyền hạn chế hoặc tạm ngừng tàu thuyền nƣớc ngoài ra vào các cảng biển của quốc gia.
Quy chế pháp lý cho các phƣơng tiện tàu, thuyền nƣớc ngoài khi ở trong nội thủy Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Nghị định 30/CP ngày 29/01/1980 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về Quy chế cho tàu thuyền nƣớc ngoài hoạt động trên các vùng biển của Việt Nam đã quy định: “Tàu thuyền nƣớc ngoài khi ở trong nội thủy Việt Nam, ngoài sắc cờ của nƣớc mà tàu mang quốc tịch, phải treo quốc kỳ Việt Nam ở đỉnh cột tàu cao nhất phía trƣớc; phải chấp hành đầy đủ các quy định về đèn tín hiệu phù hợp với các loại tàu và hoạt động của tàu, do các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam ban hành và phù hợp với các quy định chung của luật quốc tế về giao thông trên biển (điều 8); Trong nội thủy và lãnh hải Việt Nam, tàu thuyền nƣớc ngoài phải đi nhanh chóng, liên tục, theo đúng tuyến đƣờng và đúng các hành lang quy định, không đƣợc vào các khu vực cấm (Điều 9); Tàu ngầm nƣớc ngoài (bao gồm tàu ngầm quân sự và dân sự) khi đƣợc phép vào vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải và nội thuỷ Việt Nam, và khi đậu trong các cảng Việt Nam, nhất thiết phải ở tƣ thế nổi, phải treo cờ của nƣớc mà tàu đó mang quốc tịch. Tàu ngầm nƣớc ngoài cũng phải chấp hành đầy đủ các quy định cho các loại tàu nổi nƣớc ngoài đi trong vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải và nội thủy Việt Nam và khi trú đậu trong các cảng Việt Nam (Điều 10).
Nghị định 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới biển quy định “Khu vực biên giới biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính các xã, phƣờng, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo. Danh sách các xã, phƣờng, thị trấn giáp biển và các xã thuộc các
đảo (khoản 1, Điều 2); Ngƣời, tàu thuyền của Việt Nam và nƣớc ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển tuân theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập (Điều 4); Ngƣời, tàu thuyền của Việt Nam và nƣớc ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển phải có đầy đủ giấy tờ, trang bị đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật; hoạt động đúng mục đích, phạm vi, thời gian cho phép, đi đúng luồng, tuyến và phải chịu sự giám sát, kiểm tra, kiểm soát, xử lý của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (Điều 5).
Nghị định 140/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia quy định: “Phạm vi khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính của xã, phƣờng, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo” (khoản 2, Điều 8). Theo Điều 5 của Nghị định này thì “Biên giới quốc gia trên biển” là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của các quần đảo Việt Nam. Ở những nơi lãnh hải, nội thủy hoặc vùng nƣớc lịch sử của Việt Nam tiếp giáp với lãnh hải, nội thuỷ hoặc vùng nƣớc lịch sử của nƣớc láng giềng, biên giới quốc gia trên biển đƣợc xác định theo điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết với các nƣớc láng giềng đó (khoản 1); biên giới quốc gia trên biển đƣợc xác định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập (khoản 2).
Nhƣ vậy, quy chế pháp lý của vùng nội thủy Việt Nam do pháp luật Việt Nam quy định, điều đó đã đƣợc ghi nhận trong các văn bản pháp luật của Việt nam có liên quan, phù hợp luật pháp quốc tế. Tính chất chủ quyền quốc gia đối với vùng biển này - đó là chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ, mọi tàu thuyền nƣớc ngoài ra vào vùng nội thủy phải tuân thủ các quy định của pháp luật của quốc gia ven biển.
số nƣớc nhƣ Canada, Trung Quốc đều có những quy định về cách xác định và chế độ pháp lý đối với nội thuỷ tƣơng tự nhƣ Công ƣớc luật biển 1982.
2.2.2.2. Lãnh hải
* Phạm vi lãnh hải
Điều 2 của Công ƣớc về luật biển năm 1982 quy định: “Chủ quyền của mỗi quốc gia ven biển đƣợc mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, và trong trƣờng hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nƣớc quần đảo đến một vùng biển tiếp liền gọi là lãnh hải. Chủ quyền này đƣợc mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải, cũng nhƣ đến đáy và lòng đất dƣới đáy của vùng biển này; đồng thời, chủ quyền ở lãnh hải đƣợc thực hiện trong những điều kiện do các quy định của Công ƣớc và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế trù định”.
Trên cơ sở quy định tại điều Điều 2 của Công ƣớc về luật biển năm 1982, Điều 9 Luật Biên giới quốc gia Việt Nam năm 2003 đã quy định lãnh hải của Việt Nam rộng 12 hải lý tính từ đƣờng cơ sở ra phía ngoài; lãnh hải bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo. Lãnh hải Việt Nam đã đƣợc cụ thể hóa tại Điều 6 trong Nghị định số 140/2004/NĐ- CP. Trƣớc đó, trong Tuyên bố ngày 12/5/1977, Chính phủ Việt Nam đã quy định lãnh hải nƣớc Việt Nam rộng 12 hải lý ở phía ngoài đƣờng cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ biển của Việt Nam tính từ ngấn nƣớc thủy triều thấp nhất trở ra.
Điều này tiếp tục đƣợc ghi nhận tại Điều 11 Luật biển 2012. Nhƣ vậy, lãnh hải của nƣớc ta là một dải biển ven bờ nằm ngoài và tiếp liền với nội thủy của nƣớc ta và có chiều rộng là 12 hải lý tính từ đƣờng cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam và thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ của Việt Nam. Ranh giới bên ngoài của lãnh hải là đƣờng biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam, đƣờng này chạy song song với đƣờng cơ sở và cách đƣờng cơ sở 12 hải lý. Lãnh hải của các đảo, quần đảo xa bờ, của quần đảo Trƣờng Sa và Hoàng Sa
rộng 12 hải lý tính từ đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các đảo hay quần đảo đó.
Trong khi đó, Tuyên bố về lãnh hải năm 1958 của Trung Quốc chiều rộng lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho tất cả lãnh thổ của Trung Quốc bao gồm đại lục và các đảo ven biển, Đài Loan, các đảo xung quanh nó bao gồm Điếu Ngƣ, Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa và tất cả các đảo khác thuộc Trung Quốc. Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Điều 3 đã quy định: “Độ rộng lãnh hải nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý tính từ các điểm cơ sở lãnh hải. Đƣờng cơ sở lãnh hải nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hoạch định theo phƣơng pháp đƣờng cơ sở thẳng, do các đoạn thẳng nối các điểm cơ sở hợp thành”. Độ rộng lãnh hải quy định trong Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1992 của Trung Quốc về cơ bản phù hợp với các quy định của Công ƣớc Luật biển 1982 tuy nhiên việc xác định các điểm cơ sở của Trung Quốc lại không phù hợp với những quy định của Công ƣớc ở chỗ Trung Quốc coi quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa là lãnh thổ lục địa của Trung Quốc. Điều này là sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Theo Tuyên bố về đƣờ ng cơ sở ngày 15/5/1996 hệ thống đƣờng cơ sở thẳng của Trung Quốc bao gồm 48 đoa ̣n nối 49 điểm cha ̣y dọc ven bờ lục địa Trung Quốc và đảo Hải Nam . Tuy nhiên bờ biển Trung Quốc không thỏa mãn điều kiê ̣n bờ biển lồi lõm , khúc khuỷu có nhiều chỗ khoét sâu và cũng không có chuỗi đảo chạy ven bờ . 27 đoa ̣n nối 28 điểm bao bọc quần đảo Hoàng Sa , vi pha ̣m nghiêm tro ̣ng chủ quyền của Viê ̣t Nam trên quần đảo này .Với cách xác đi ̣nh trên , Trung Quốc đã đơn phƣơng mở rô ̣ng lãnh hải của mình từ 370.000 km2
lên 3.000.000 km2. Ngoài ra, đƣờng cơ theo Tuyên bố 1996 của Trung Quốc có đoạn dài 104 hải lý, khép kín eo biển Quỳnh Châu – eo biển hàng hải quốc tế truyền thống nối liền vịnh Bắc Bộ với
biển Đông, đi lệch so với xu hƣớng chung của bờ biển tới 400. Theo những lập luận trên thì rõ ràng, đƣờng cơ sở của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng những quy định của UNCLOS.
Bên cạnh Việt Nam và Trung Quốc, Luật biển Canada cũng ghi nhận:
“Vùng lãnh hải của Canada là vùng biển có giới hạn phía trong là đường cơ sở và giới hạn phía ngoài là đường nối những điểm cách đường cơ sở một khoảng là 12 hải lý”.
* Chế độ pháp lý của lãnh hải
Lãnh hải là một bộ phận của lãnh thổ của quốc gia ven biển, thuộc chủ quyền của quốc gia đó. Do đó, chế độ pháp lý của lãnh hải mang tính chủ quyền quốc gia. Tức là quốc gia ven biển có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chế pháp lý cho vùng lãnh hải của mình, nhƣng phải phù hợp với quy định của Luật biển quốc tế. Chủ quyền của Việt Nam trong lãnh hải Việt Nam đƣợc thực hiện cả ở đáy biển và lòng đất dƣới đáy biển và vùng trời phía trên lãnh hải (điểm 1 Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ). Điều 12 Luật biển 2012 gần nhƣ là sự ghi nhận lại của Công ƣớc luật