Luật biển 2012 đã dành hẳn chƣơng III để đƣa ra các quy định về hoạt động trong vùng biển của Việt Nam. Các hoạt động trên biển đa dạng, đƣợc quy định trong nhiều văn bản luật và dƣới luật, lần đầu tiên đã đƣợc đề cập tổng thể trong Luật biển 2012. Trên tinh thần tôn trọng và bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tàu thuyền, tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ƣớc quốc tế mà nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên, Nhà nƣớc Việt Nam quy định rõ các hoạt động chung đƣợc thực hiện, bị cấm, chế độ tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trên các vùng biển Việt Nam.
2.2.3.1. Quy định về quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải
Trong vùng biển thuộc lãnh hải, UNCLOS ghi nhận chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia ven biển nhƣng cũng đã thừa nhận sự tồn tại của quyền qua lại không gây hại. Quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nƣớc ngoài khi ra vào lãnh hải của quốc gia ven biển là một quyền chứ không phải là một sự ƣu tiên. Đây là một quyền đặc thù của luật biển quốc tế. Tất cả tàu thuyền của các quốc gia có biển hay không có biển đều đƣợc hƣởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của các quốc gia khác (hay quốc gia ven biển), tất cả các loại tàu dân sự và tàu quân sự đều đƣợc hƣởng chế độ đó, không phân biệt đối xử, kể cả tàu ngầm cũng nhƣ tàu chạy bằng năng lƣợng nguyên tử, tàu chở chất phóng xạ hay chất độc hại. Tuy nhiên, mỗi loại tàu thuyền sẽ có quy định riêng; ví dụ, tàu ngầm khi đi ở trong lãnh hải phải đi ở chế độ nổi và phải treo cờ của nƣớc mình. Tàu thuyền nƣớc ngoài có động cơ chạy bằng năng lƣợng hạt nhân hay chở chất phóng xạ phải thông báo trƣớc cho quốc gia ven biển và chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ của quốc gia ven biển. Nghị định 30-CP ngày 29/1/1980 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) Việt Nam quy định về quy chế cho tàu thuyền nƣớc ngoài hoạt động trên các vùng biển Việt Nam đã cụ thể hóa nội dung Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ, theo đó Việt Nam tôn trọng quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nƣớc ngoài trong lãnh hải của mình. Đây là lần đầu tiên luật pháp Việt Nam khẳng định vấn đề này một cách rõ ràng, thành văn so với các văn kiện pháp quy cũ của chính quyền thực dân và chính quyền Nam Việt Nam. Điều 2 của Nghị định 30-CP ghi rõ: “Mọi tàu thuyền nƣớc ngoài hoạt động trên các vùng biển Việt Nam (bao gồm việc vào, ra, qua lại, trú đậu và làm các công việc khác) đều phải tôn trọng chủ quyền của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với từng vùng biển, phải chấp hành đầy đủ những quy định của Nghị định này và những luật lệ chế độ, quy định
khác có liên quan của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ban hành…”. Về cơ bản, nội dung này phù hợp với quy định của Điều 19 của Công ƣớc Luật biển năm 1982. Nghị định 30/CP không thừa nhận quyền qua lại không gây hại trong lãnh hải đối với tầu quân sự. Nghị định 55/CP ngày 1/10/1996 tiếp tục tinh thần của Nghị định 30/CP, không thừa nhận quyền qua lại không gây hại trong lãnh hải đối với tàu quân sự nƣớc ngoài. Luật Biên giới quốc gia năm 2003 chính thức quy định quyền qua lại không gây hại của tầu thuyền nƣớc ngoài trong lãnh hải Việt Nam và không hề đề cập đến ngoại lệ đối với tầu quân sự nƣớc ngoài nên có thể đƣợc hiểu là Luật Biên giới quốc gia đã thừa nhận quyền qua lại không gây hại đối với cả tầu quân sự nƣớc ngoài.
Các quy định trên đây có thể thấy là không phù hợp với Công ƣớc Luật biển năm 1982. Tuy nhiên, Luật biển 2012 đã sửa đổi vấn đề này bằng việc quy định cụ thể về quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, phù hợp với các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 của UNCLOS. Việc đi qua lãnh hải là việc tàu thuyền nƣớc ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam nhằm một trong các mục đích sau: a) Đi ngang qua nhƣng không đi vào nội thủy Việt Nam, không neo đậu lại trong một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu ở bên ngoài nội thủy Việt Nam; b) Đi vào hoặc rời khỏi nội thủy Việt Nam hay đậu lại hoặc rời khỏi một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu ở bên ngoài nội thủy Việt Nam. Việc đi qua này chỉ hợp pháp khi nó tuân thủ ba điều kiện: (i) việc đi qua lãnh hải phải liên tục và nhanh chóng, trừ trƣờng hợp gặp sự cố hàng hải, sự cố bất khả kháng, gặp nạn hoặc vì mục đích phải cứu giúp ngƣời, tàu thuyền hay tàu bay đang gặp nạn; (ii) việc đi qua không gây hại trong lãnh hải không đƣợc làm phƣơng hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn trên biển; (iii) việc đi qua phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.
gây hại” của Điều 19 UNCLOS. Việt Nam dành cho mình quyền thiết lập, công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông cũng nhƣ các vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền, quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia hoặc an toàn hàng hải, bảo vệ tài nguyên, sinh thái biển, chống ô nhiễm, khắc phục sự cố, thảm họa môi trƣờng biển, phòng chống lây lan dịch bệnh. Các vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam sẽ đƣợc thông báo rộng rãi trong nƣớc và quốc tế trong “Thông báo hàng hải”, theo tập quán hàng hải quốc tế, chậm nhất là 15 ngày trƣớc khi áp dụng hoặc thông báo ngay sau khi áp dụng trong trƣờng hợp khẩn cấp.
Nhà nƣớc thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dƣới đáy biển của lãnh hải phù hợp với UNCLOS. Nhà nƣớc bảo đảm quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nƣớc ngoài trong lãnh hải Việt Nam. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nƣớc ngoài phải đƣợc thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ƣớc quốc tế mà nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên. Mặc dù UNCLOS không có điều khoản nào phân biệt tàu thuyền thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải, song trong thực tiễn giải thích và áp dụng UNCLOS, vẫn có cách quy định đối với tàu quân sự nƣớc ngoài. Đa số quy định, tàu quân sự nƣớc ngoài đƣợc hƣởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải nhƣ các tàu thuyền khác. Nhƣng một số nƣớc đòi hỏi tàu quân sự nƣớc ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải thì phải thông báo. Việt Nam ủng hộ lập trƣờng của nhóm nƣớc này. Điều 12.2 quy định, tàu quân sự nƣớc ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải thông báo trƣớc cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Mục đích của việc thông báo chủ yếu là nhằm bảo đảm an toàn hàng hải cho tàu thuyền di chuyển trong lãnh hải Việt Nam và cũng tạo điều kiện
thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc quản lý, theo dõi các vùng biển. Đây là một bƣớc đơn giản hóa thủ tục so với Nghị định 30- CP ngày 29/1/1980 của Chính phủ quy định tàu quân sự nƣớc ngoài khi đi vào vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam phải xin phép. Đối với tàu quân sự xin phép vào thăm (trừ tàu thăm chính thức) vẫn thực hiện qua đƣờng ngoại giao chậm nhất là 30 ngày trƣớc ngày dự kiến đi vào cảng theo Nghị định 55/CP ngày 1/10/1996 của Chính phủ về hoạt động của tàu quân sự nƣớc ngoài vào thăm Cộng hoà XHCN Việt Nam vẫn còn hiệu lực: Sau khi đƣợc phép vào thăm, 48 giờ trƣớc khi đi vào lãnh hải Việt Nam, thuyền trƣởng tàu quân sự nƣớc ngoài phải thông báo cho Bộ Quốc phòng (Cục Đối ngoại) để tổ chức đón tiếp. Quy định này phù hợp với Luật biển 2012.
Tàu ngầm và các phƣơng tiện đi ngầm khác của nƣớc ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nƣớc và phải treo cờ quốc tịch, trừ trƣờng hợp đƣợc phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ. Quy định này có cùng nội dung với Điều 20 của UNCLOS năm 1982.
Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nƣớc ngoài chỉ đƣợc đi vào nội thủy, neo đậu tại một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hoặc công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam theo lời mời của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với quốc gia mà tàu mang cờ. Các tàu này phải tuân thủ quy định của luật này và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan, trừ trƣờng hợp điều ƣớc quốc tế mà nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên có quy định khác và phải hoạt động phù hợp với lời mời của Chính phủ Việt Nam hoặc thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Việt Nam tôn trọng quyền miễn trừ tài phán hình sự và dân sự của tàu quân sự nƣớc ngoài với điều kiệntàu quân sự của nƣớc ngoài khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam thì lực lƣợng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam có quyền yêu cầu các tàu thuyền đó chấm dứt ngay hành vi vi phạm, rời khỏi lãnh hải Việt Nam ngay lập tức nếu đang ở trong lãnh hải Việt Nam. Tàu thuyền vi phạm phải tuân thủ các yêu cầu, mệnh lệnh của lực lƣợng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam.
Trƣờng hợp tàu quân sự, tàu thuyền công vụ của nƣớc ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật quốc tế có liên quan thì quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất hoặc thiệt hại do tàu thuyền đó gây ra cho Việt Nam.
Các quy định này hoàn toàn phù hợp với Điều 30 của UNCLOS 1982 quy định rằng: nếu một tàu chiến không tôn trọng các luật và quy định của quốc gia ven biển có liên quan đến việc đi qua trong lãnh hải và bất chấp yêu cầu phải tuân thủ các luật và quy định đó đã đƣợc thông báo cho họ, thì quốc gia ven biển có thể đòi chiếc tàu đó rời khỏi lãnh hải ngay lập tức.
Cùng với những điểm không phù hợp trong cách xác định đƣờng cơ sở, quy chế pháp lý của lãnh hải theo Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1992 của Trung Quốc cũng bộc lộ một số điểm không phù hợp với luật biển quốc tế. Quyền đi qua không gây hại cũng đƣợc thừa nhận trong pháp luật Trung Quốc. Căn cứ Tuyên bố năm 1958 Trung Quốc đã duy trì các tàu quân sự nƣớc ngoài chỉ có thể vào vùng lãnh hải của Trung Quốc khi đƣợc chấp thuận của chính phủ Trung Quốc. Tiếp tục, theo Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ghi nhận tại Điều 6 Luật này tàu thuyền phi quân sự nƣớc ngoài có quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa theo pháp luật và vẫn phải cần sự phê chuẩn của Chính phủ Trung Quốc. Hiện nay, có các quan điểm khác nhau, cả về lý
thuyết và trong thực tế, đối với các quyền đi qua không gây hại của các tàu quân sự và có sự chấp thuận trƣớc từ các quốc gia ven biển. Trung Quốc yêu cầu cần sự phê chuẩn, một số nƣớc khác yêu cầu thông báo trƣớc. Trong khi đó, theo ý kiến của Hoa Kỳ và các quốc gia khác, đó là một sự đòi hỏi quá mức. Những ngƣời theo quan điểm này cho rằng, Trung Quốc đã phê chuẩn UNCLOS, nên phải có nghĩa vụ sửa đổi luật trong nƣớc liên quan của nó phù hợp với các quy định tƣơng ứng của Công ƣớc. Thực tế, theo luật biển quốc tế mà cụ thể là theo Mục 3 Phần II về quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của UNCLOS không có quy định rõ về việc tàu thuyền khi đi vào lãnh hải phải thực hiện thủ tục thông báo hay xin phép của quốc gia ven biển. Chính việc quy định không rõ ràng này làm cho các quốc gia có những các vận dụng luật khác nhau.
Quyền đi qua không gây hại là một quyền đặc thù và có tính chất quan trọng trong pháp luật biển quốc tế và đƣợc quan tâm ở pháp luật mỗi quốc gia. Từ những phân tích trên đây, có thể thấy, quyền này tuy đƣợc quy định cụ thể ở UNCLOS nhƣng đã có sự áp dụng khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Mỗi quốc gia ven biển đều đã ghi nhận quyền đi qua không gây hại này. Tuy nhiên, nội hàm của quyền đó lại có những sự khác biệt đáng kể nhƣ trên.
2.2.3.2. Quyền tài phán
- Quyền tài phán hình sự
Thuyền viên và tàu thuyền nƣớc ngoài có những hành vi vi phạm pháp luật hình sự của Việt Nam tại nội thủy, rời khỏi nội thủy và đang đi trong lãnh hải Việt Nam sẽ chịu sự kiểm tra của lực lƣợng tuần tra, kiểm soát trên biển. Các tàu này bị buộc phải dừng lại không thực hiện quyền đi qua không gây hại để lực lƣợng tuần tra, kiểm soát trên biển tiến hành các biện pháp bắt ngƣời, điều tra đối với tội phạm. Đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nƣớc ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam nhƣng không phải ngay
sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam, lực lƣợng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền tiến hành bắt ngƣời, điều tra trong các trƣờng hợp sau đây: a) Hậu quả của việc phạm tội ảnh hƣởng đến Việt Nam; b) Việc phạm tội có tính chất phá hoại hòa bình của Việt Nam hay trật tự trong lãnh hải Việt Nam; c) Thuyền trƣởng hay một viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu thuyền mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; d) Để ngăn chặn hành vi mua bán ngƣời, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, lực lƣợng tuần tra, kiểm soát trên biển không đƣợc tiến hành bất kỳ biện pháp nào trên tàu thuyền nƣớc ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam để bắt giữ ngƣời hay điều tra việc phạm tội đã xảy ra trƣớc khi tàu thuyền đó đi vào lãnh hải Việt Nam nếu nhƣ tàu thuyền đó xuất phát từ một cảng nƣớc ngoài và chỉ đi trong lãnh hải mà không đi vào nội thủy Việt Nam, trừ trƣờng hợp cần ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm môi trƣờng biển hoặc để thực hiện quyền tài phán quốc gia quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 của Luật biển 2012.
- Quyền tài phán dân sự
Đối với các vi phạm dân sự xảy ra khi tàu thuyền nƣớc ngoài đang đậu trong lãnh hải hoặc đi qua lãnh hải sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam, lực lƣợng tuần tra, kiểm soát trên biển có thể áp dụng các biện pháp bắt giữ hay xử lý. Tuy nhiên, lực lƣợng tuần tra, kiểm soát trên biển không đƣợc buộc tàu thuyền nƣớc ngoài đang đi trong lãnh hải phải dừng lại hoặc thay đổi hành trình chỉ vì mục đích thực hiện quyền tài phán dân sự đối với cá nhân đang ở trên tàu