Việt Nam đã có một văn bản pháp luật bao trùm có tính thống nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật biển việt nam với luật biển quốc tế và pháp luật biển nước ngoài 07 (Trang 93)

Chương 3 : ĐÁNH GIÁ PHÁP LUẬT BIỂN VIỆT NAM

3.1. MỘT SỐ ƢU ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT BIỂN VIỆT NAM

3.1.1. Việt Nam đã có một văn bản pháp luật bao trùm có tính thống nhất

thống nhất quản lý trong lĩnh vực luật biển

Tuyên bố năm 1977 và Tuyên bố của Chính phủ năm 1982 về đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải (Tuyên bố 1982) và nghị quyết ngày 23/6/1994 của Quốc hội khóa IX phê chuẩn UNCLOS 1982 là cơ sở pháp lý cơ bản cho việc xây dựng hệ thống pháp luật về biển của Việt Nam và điều chỉnh các hoạt động trên biển từ trƣớc đến nay. Sau đó các quy định trong lĩnh vực luật biển đƣợc quy định nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật của các cơ quan khác nhau. Ngày 21/6/2012, Quốc hội nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Biển Việt Nam và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013, bao gồm 7 chƣơng, 55 điều. Luật Biển Việt Nam đã quy định rất rõ các vùng biển của Việt Nam, về đƣờng cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, phù hợp với các quy định trong Công ƣớc Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam thực hiện chủ quyền đối với các vùng nội thủy và lãnh hải; thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa; chủ quyền đối với các đảo và quần đảo,trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Luật Biển Việt Nam cũng quy định về hoạt

động trong vùng biển Việt Nam,về đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại, vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải, tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nƣớc ngoài đến Việt Nam, trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nƣớc ngoài trong vùng biển Việt Nam, hoạt động của tàu ngầm và các phƣơng tiện đi ngầm khác của nƣớc ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nƣớc ngoài, quyền truy đuổi tàu thuyền nƣớc ngoài. Quá trình xây dựng Luật Biển Việt Nam đƣợc bắt đầu từ năm 1998 và đã trải qua 3 nhiệm kỳ Quốc hội các khóa X, XI, XII. Luật đƣợc xây dựng trên cơ sở Hiến pháp, Nghị quyết của Quốc hội về phê chuẩn UNCLOS 1982, các tuyên bố của Chính phủ năm 1977 và 1982, tổng kết thực tiễn quản lý biển của nƣớc ta, trên cơ sở UNCLOS 1982 và các hiệp định về biển đã ký.

Có thể nói, đây là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của nƣớc ta, là một bƣớc phát triển trong chiến lƣợc biển của Việt Nam đến năm 2020, hƣớng tới phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cƣờng hợp tác với các nƣớc, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Với việc thông qua Luật Biển Việt Nam, lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng UNCLOS 1982. Cho đến khi Luật Biển 2012 ra đời và có hiệu lực đã thể hiện một bƣớc tiến và xu hƣớng mới trong lĩnh vực luật biển là thống nhất quản lý các hoạt động trên biển đồng thời là xác định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên các vùng biển của Việt Nam. Bên cạnh đó, một ý nghĩa to lớn hơn là Luật Biển 2012 là cơ sở pháp lý bao trùm nhất, giải quyết toàn bộ các vấn đề trong lĩnh vực luật biển.

Trong khi đó, Trung Quốc mới ban hành Luật Lãnh hải và vùng biển tiếp giáp ngày 2/2/1992; Luật về Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ngày 26/6/1998; Luật Quản lý và sử dụng các vùng biển của nƣớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ngày 2/10/2001; Quy hoạch chức năng các vùng biển toàn quốc tháng 12/2002;Luật sử dụng các đảo không ngƣời ở 2009; Quy định về quản lý sản xuất nghề cá "Nam Sa" năm 2004; Trung Quốc cũng đơn phƣơng công bố đƣờng cơ sở quần đảo Hoàng Sa ngày 15/6/1996, Quyết định thành lập thành phố Tam Sa năm 2012 - vi phạm chủ quyền Việt Nam. Ở khu vực Đông Nam Á, ngày 10/3/2009, Philippines thông qua Luật Cộng hòa RA 9522 xác định đƣờng cơ sở của Philippines và quản lý Trƣờng Sa và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) theo quy chế đảo. Malaysia cũng đã công bố bản đồ ranh giới thềm lục địa của nƣớc này từ năm 1979…. Có thể nói hầu hết các quốc gia này đều ban hành những văn bản pháp luật điều chỉnh từng lĩnh vực cụ thể của luật biển mà chƣa có đƣợc tính bao trùm, thống nhất nhƣ pháp luật biển Việt Nam. Nói cách khác, Luật Biển đã tạo ra khung pháp lý cơ bản cho việc tiến ra biển của đất nƣớc, khắc phục sự “tụt hậu” trong xây dựng luật biển so với các nƣớc trong khu vực.

3.1.2. Luật biển Việt Nam phù hợp với Công ước luật biển 1982

Việt Nam đã tham gia tích cực vào quá trình đàm phán soạn thảo UNCLOS, là một trong những nƣớc đầu tiên ký UNCLOS ngày 10/12/1982 và là quốc gia thứ 63 phê chuẩn UNCLOS bằng Nghị quyết của Quốc hội ngày 23/6/1994. Nghị quyết của Quốc hội đã giao cho “Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu để có những sửa đổi, bổ sung cần thiết đối với các quy định liên quan của pháp luật quốc gia cho phù hợp với Công ƣớc của Liên hiệp quốc về Luật biểnnăm 1982, bảo đảm lợi ích của Việt Nam”. Quá trình xây dựng Luật biển của Việt Nam bắt đầu từ năm 1994 đến 2012, kéo dài 18 năm,

qua hàng trăm hội thảo, tiếp thu hàng trăm ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong nƣớc và quốc tế, đƣợc sự quan tâm của đồng bào trong nƣớc cũng nhƣ kiều bào ở nƣớc ngoài. Việt Nam cũng nhƣ các quốc gia ven biển đánh giá cao UNCLOS nhƣ một Công ƣớc khung quan trọng nhất thiết lập một trật tự pháp lý mới công bằng trên biển, bảo đảm tốt nhất quyền lợi biển của các quốc gia ven biển và các quốc gia khác. Tính tƣơng thích với UNCLOS là một trong những ƣu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng Luật biển, nhăm đảm bảo cho Luật biển phù hợp với UNCLOS, với luật quốc tế. Tính tƣơng thích này thể hiện rõ trong Điều 2.2 của Luật biển: Trƣờng hợp quy định của Luật này khác với quy định của điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều ƣớc quốc tế đó. Quy định này phản ảnh chiến lƣợc của Việt Nam là luôn tuân thủ Công ƣớc luật biển, điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Chúng ta có thể so sánh với Luật về vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trong đó Trung Quốc quy định sẽ áp dụng các quy định của các điều ƣớc quốc tế mà Trung Quốc là thành viên nhƣng lại bảo lƣu quyền lịch sử của họ.

Mặt khác, theo luật quốc tế, khi phê chuẩn UNCLOS năm 1994, Việt Nam cũng nhƣ các quốc gia thành viên có nghĩa vụ thực hiện đúng các cam kết của mình đối với các quy định của luật biển. Điều đó có nghĩa là các quy định của UNCLOS đã đƣợc áp dụng trực tiếp vào Việt Nam. Luật biển chỉ nội luật hóa các quy định của UNCLOS và bổ sung thêm những quan tâm chính đáng của Việt Nam về những vấn đề mà UNCLOS không đề cập đến nhƣ vấn đề chủ quyền. Sự nội luật hóa này là cần thiết để diễn giải các thành ngữ luật khô khan cho dễ hiểu hơn, dễ tiếp cận và giải thích hơn đối với các công dân Việt Nam và nƣớc ngoài - đối tƣợng trực tiếp thực hiện các hoạt động biển và chịu tác động của Luật biển trên các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, phù hợp với các quy định của luật quốc tế. Xây dựng Luật biển của Việt Nam, phù hợp với tình hình,

đặc điểm cụ thể của các vùng biển Việt Nam, làm khuôn khổ pháp lý cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao để áp dụng nhằm bảo vệ và thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên biển.

Không chỉ Luật biển 2012 có sự tƣơng thích với UNCLOS mà ngay cả những văn bản đƣợc ban hành trƣớc khi UNCLOS ra đời nhƣ Tuyên bố 1977, Tuyên bố 1982.. đều có những quy định phù hợp với UNCLOS. Sự tƣơng thích của pháp luật biển Việt Nam đã đƣợc phân tích cụ thể ở Chƣơng II trong từng nội dung cụ thể.

Sự tƣơng thích này có ý nghĩa rất lớn. Bởi một trong những nghĩa vụ của các quốc gia thành viên một điều ƣớc quốc tế nào đó là phải thực thi các quy định của điều ƣớc quốc tế đó tại chính quốc gia mình. Sự thực thi này có thể bằng nhiều phƣơng thức khác nhau, nhƣng phƣơng thức cơ bản là nội luật hoá các quy định của điều ƣớc quốc tế đó. Vì vậy, khi các quy định của pháp luật biển Việt Nam phù hợp với các quy định của Công ƣớc luật biển 1982 nghĩa là Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ của quốc gia thành viên UNCLOS.

3.1.3. Luật biển Việt Nam khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển của Việt Nam, đặc biệt là chủ quyền trên hai quần đảo trên các vùng biển của Việt Nam, đặc biệt là chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Từ nhiều năm nay, nhất là những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay, trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển đảo rất quyết liệt và phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác động đến quốc phòng và an ninh nƣớc ta. Trên Biển Đông, vùng biển nƣớc ta tiếp giáp với vùng biển bảy nƣớc là Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Philippin, Malaysia, Indonesia, Brunei. Nơi đây đang diễn ra những tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia, đẩy tới xu hƣớng tăng cƣờng lực lƣợng quân sự, đặc biệt là hải quân của các nƣớc trong khu vực, nhất là những nƣớc có tiềm lực lớn về kinh tế, quân sự. Có những nƣớc tận dụng ƣu thế của

mình trên biển để đe dọa chủ quyền vùng biển đảo, thềm lục địa của nƣớc ta, gây ra những nhân tố khó lƣờng đe dọa chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh đất nƣớc.

Quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa trong biển Đông là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thực sự hai quần đảo này ít nhất từ thế kỷ 17. Nhƣng đối với Hoàng Sa, năm 1956, Trung Quốc đã đƣa quân chiếm đóng các đảo phía Đông, năm 1974 dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa, khi đó đang nằm trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn.Quần đảo Trƣờng Sa gồm trên 100 hòn đảo nhỏ và bãi san hô với diện tích vùng biển rộng khoảng 410.000km2. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 3km2. Hiện tại Việt Nam đang quản lý 21 đảo, Trung Quốc chiếm bảy đảo đá ngầm, Đài Loan chiếm một đảo nổi, Phi-lip-pin chiếm chín đảo, Ma-lai-xi-a chiếm năm đảo, Bru-nây chỉ đòi chủ quyền, không chiếm giữ đảo nào. Việt Nam là quốc gia duy nhất có cƣ dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo thuộc Trƣờng Sa.

Trƣớc khi Luật Biển Việt Nam ra đời, chúng ta cũng đã có một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến biển nhƣ: Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; Tuyên bố ngày 12/11/1982 của Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam; Luật Biên giới quốc gia năm 2003; Nghị định 30/CP ngày 29/1/1980 về quy chế cho tàu thuyền nƣớc ngoài hoạt động trên các vùng biển của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định 55/CP ngày 1/10/1996 về hoạt động của tàu quân sự nƣớc ngoài vào thăm nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ về Quy chế

khu vực biên giới biển; Thông tƣ số 60/TTg ngày 19/2/1980 của Thủ tƣớng Chính phủ hƣớng dẫn việc thực hiện Nghị định ban hành quy chế cho tàu thuyền nƣớc ngoài hoạt động trên các vùng biển của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;... Tất cả các văn bản pháp lý này, cùng với Luật Biển Việt Nam đều khẳng định: Việt Nam có chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn trong vùng nội thủy, lãnh hải; có quyền chủ quyền tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; hai quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa là lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam.

Luật Biển Việt Nam đã quy định rất rõ các vùng biển của Việt Nam, vềđƣờng cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, phù hợp với các quy định trong Công ƣớc Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam thực hiện chủ quyền đối với các vùng nội thủy và lãnh hải; thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa; chủ quyền đối với các đảo và quần đảo,trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Việt Nam thực hiện chủ quyền đối với các vùng nội thủy và lãnh hải; thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. Điểm đặc biệt là chƣơng 1 của Luật Biển 2012 đã xác định rõ ràng quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trƣờng Sa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. Luật Biển quy định rõ là mọi tổ chức, cá nhân phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích của Việt Nam, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam khi hoạt động trong các vùng biển của Việt Nam. Mọi vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến biển, đảo của Việt Nam đều bị xử lý theo pháp luật liên quan. Trƣớc đó, năm 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biên giới quốc gia khẳng định chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để xác định

phạm vi các vùng biển Việt Nam phù hợp với các quy định của UNCLOS và là kim chỉ nam cho các hoạt động đối ngoại liên quan đến biển của đất nƣớc, các hoạt động đàm phán giải quyết hòa bình các tranh chấp biển với các nƣớc liên quan. Luật biển năm 2012 đã đặt nền móng cho việc pháp điển hóa pháp luật về biển trên những nguyên tắc thống nhất, phù hợp với luật biển quốc tế, bảo vệ và đáp ứng đƣợc các lợi ích biển của Việt Nam.

3.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI CỦA PHÁP LUẬT BIỂN VIỆT NAM VIỆT NAM

3.2.1. Đường cơ sở của Việt Nam

Ngày 12/11/1982 nƣớc ta tuyên bố về đƣờng cơ sở và hải phận cho miền Nam và miền Trung. Ðƣờng cơ sở này gồm 10 đƣờng cơ sở nối 11 điểm trên biển từ đảo Thổ Chu tới đảo Cồn Cỏ. Trong tuyên bố 12/11/1982, nƣớc ta cho là Vịnh Bắc Bộ phía Tây vĩ độ 108 là nội thuỷ nƣớc ta với lý do đó là biển lịch sử, dựa trên hiệp định Pháp-Thanh 26/6/1887. Trong tuyên bố 1998, nƣớc ta chỉ nói là sẽ tuyên bố về đƣờng cơ sở và hải phận cho Hoàng Sa và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật biển việt nam với luật biển quốc tế và pháp luật biển nước ngoài 07 (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)