2.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT BIỂN VIỆT NAM VỚI LUẬT
2.1.2. Mối quan hệ giữa pháp luật biển Việt Nam với pháp luật biển nƣớc ngoài
nước ngoài
So với mối quan hệ giữa hệ thống pháp luật biển Việt Nam với pháp luật biển quốc tế, mối quan hệ giữa luật biển Việt Nam với luật biển nƣớc ngoài có bản chất khác hẳn. Nếu nhƣ đối với pháp luật một quốc gia nào đó luôn luôn đặt ra vấn đề đòi hỏi sự tƣơng thích với pháp luật quốc tế, mà cụ thể là các điều ƣớc quốc tế mà quốc gia đó là thành viên, nghĩa là các quy định của pháp luật quốc gia phải phù hợp với các quy định của điều ƣớc quốc tế ràng buộc quốc gia mình. Ngƣợc lại, giữa hai hệ thống pháp luật của hai quốc gia khác nhau không đặt ra vấn đề tƣơng thích này. Hay nói cách khác, pháp luật biển của một quốc gia này không phải phù hợp với bất kỳ pháp luật của quốc gia nào khác. Điều này có nghĩa là hệ thống pháp luật quốc gia của hai quốc gia khác nhau có sự độc lập với nhau, những quy định của quốc gia này không ảnh hƣởng đến những quy định của quốc gia về mặt hiệu lực. Sở dĩ có hiện tƣợng trên là xuất phát từ yếu tố chủ quyền quốc gia. Pháp luật là “hiện thân” rõ nét nhất của chủ quyền quốc gia, là công cụ để một quốc gia thực hiện chủ quyền của mình. Theo các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, chủ quyền quốc gia là bình đẳng giữa các quốc gia, không quốc gia nào đứng trên
quốc gia nào và có đặc quyền hơn các quốc gia khác trừ những trƣờng hợp đặc biệt. Chính vì vậy, pháp luật của các quốc gia cũng độc lập với nhau.
Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp, những quy định của pháp luật một quốc gia nƣớc ngoài cũng có giá trị tham khảo, ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng xây dựng luật của một quốc gia khác. Chính điều này dẫn đến việc so sánh hệ thống pháp luật của hai quốc gia với nhau nhằm tìm ra những quy định phù hợp nhất, ƣu thế nhất cho một quốc gia.
Nhƣ vậy, pháp luật biển Việt Nam là hệ thống pháp luật độc lập, có mối quan hệ bình đẳng với các hệ thống pháp luật biển của các quốc gia khác. Những quy định của pháp luật biển nƣớc ngoài chỉ có giá trị tham khảo tới quá trình hình thành và xây dựng các quy định của pháp luật biển Việt Nam và nó chỉ có hiệu lực ở Việt Nam khi đƣợc pháp luật Việt Nam dẫn chiếu áp dụng.
2.2. SO SÁNH PHÁP LUẬT BIỂN VIỆT NAM VỚI LUẬT BIỂN QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT BIỂN NƢỚC NGOÀI TRONG MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
2.2.1. Đường cơ sở để xác định chiều rộng lãnh hải của Việt Nam
Việc xác định đƣờng cơ sở của quốc gia ven biển phải tuân thủ đúng Công ƣớc về cách xác định đƣờng cơ sở thông thƣờng (Điều 5); về cách xác định đƣờng cơ sở thẳng (Điều 7). Tất cả các vùng biển đều đƣợc tính từ hệ thống đƣờng cơ sở hay nói cách khác muốn xác định đƣợc giới hạn, phạm vi của các vùng biển, trƣớc hết phải xác định đƣợc đƣờng cơ sở. Đƣờng cơ sở là đƣờng dùng để tính chiều rộng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Phƣơng pháp đƣờng cơ sở thẳng đƣợc Na uy sƣ̉ du ̣ng lần đầu tiên để xác đi ̣nh đƣờng cơ sở và điều đó ta ̣o ra tranh chấp với nƣớc Anh vào đầu thâ ̣p niên 50 của thế kỷ XX. Trên cơ sở thỏa thuâ ̣n giƣ̃a hai bên, Tòa công lý quốc t ế của Liên hợp quốc đã thụ lý vụ việc và đƣa ra phán quyết ngày 18/12/1951. Trƣớc thƣ̣c tiễn bờ biển Na uy lồi lõm khoét sâu với
nhiều đảo, đảo đá, bãi cạn nửa nổi nửa chìm . Tòa cho rằng, nếu phƣơng pháp ngấn nƣớc thủy triều thấp nhất có thể áp du ̣ng cho bờ biển bằng phẳng không có đảo ven bờ , phƣơng pháp này không còn thích hợp đối với nhƣ̃ng bờ biển tƣơng tƣ̣ bờ biển Nauy . Vì vậy , tòa công nhận phƣơng pháp đƣờng cơ sở thẳng của Nauy là phƣơng pháp không trái với Luâ ̣t quốc tế và xƣ̉ cho Nauy thắng kiê ̣n. Phán quyết của Tòa tạo ra một bƣớc ngoặt quan trọng trong việc xác định đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải . Phƣơng pháp đƣờng cơ sở thẳng đã đƣợc pháp điển hóa và đƣợc ghi nhâ ̣n ta ̣i Điều 7 Công ƣớc luâ ̣t biển năm 1982.
Theo điểm 1 trong Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam ngày 12/5/1977, đƣờng cơ sở của Việt Nam là đƣờng nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam tính từ ngấn nƣớc thủy triều thấp nhất trở ra. Thực hiện điểm 1 trong Tuyên bố nói trên, ngày 11/12/1982 Chính phủ Việt Nam đã công bố đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Tại khoản 1 điều 4 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 đã đƣa ra khái niệm đƣờng cơ sở. Theo đó, đƣờng cơ sở là đƣờng gãy khúc nối liền các điểm đƣợc lựa chọn tại ngấn nƣớc thủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ Việt Nam xác định và công bố. Cùng với tinh thần đó tại Điều 8 Luật biển 2012 đã ghi nhận: “Đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đƣờng cơ sở thẳng đã đƣợc Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đƣờng cơ sở ở những khu vực chƣa có đƣờng cơ sở sau khi đƣợc Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội phê chuẩn”.
Cụ thể, theo Tuyên bố ngày 12/11/1982 của Chính phủ Việt Nam, hệ thống đƣờng cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm, kí hiệu từ A1 (Hòn Nhạn thuộc quần đảo Thổ Chu, Kiên Giang) đến điểm A11 (đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị) và có ghi tọa độ (Phụ lục 1). Trừ điểm A8 nằm trên mũi Đại Lãnh (Phú Yên) là mỏm đất liền nhô ra biển, các điểm còn lại đều nằm
trên các đảo, có điểm cách xa bờ hơn 80 hải lý. Hệ thống này là kiểu đƣờng cơ sở thẳng và còn để ngỏ hai điểm là điểm 0 nằm trên giao điểm giữa đƣờng thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu và đảo Poulowai và đƣờng phân định giữa hai bên trong vùng nƣớc lịch sử; và điểm kết thúc ở cửa vịnh Bắc Bộ là giao điểm đƣờng cƣa vịnh với đƣờng phân định biển trong Vịnh Bắc Bộ.
Việc xác định đƣờng cơ sở của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với các nội dung liên quan trong Công ƣớc về luật biển 1982. Cụ thể tại Điều 5 Công ƣớc về luật biển 1982 đã quy định về đƣờng cơ sở thông thƣờng nhƣ sau: “Trừ khi có quy định khác của Công ƣớc, đƣờng cơ sở thông thƣờng dùng đề tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nƣớc thủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển, nhƣ đƣợc đƣợc thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã đƣợc các quốc gia ven biển chính thức công nhận”; hoặc tại Điều 7 của Công ƣớc này quy định về đƣờng cơ sở thẳng.
Trong tuyên bố năm 1996, Trung Quốc đã công bố hệ thống các điểm cơ sở của quần đảo Hoàng Sa. Qua hệ thống các điểm cơ sở quần đảo Hoàng Sa đƣợc Trung Quốc công bố, có thể thấy Trung Quốc đã vạch đƣờng cơ sở thẳng của quần đảo Hoàng Sa nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá của quần đảo. Hệ thống đƣờng cơ sở thẳng ở đây nối liền các điểm nhô ra nhất của các đảo, các bãi nửa nổi nửa chìm ngoài cùng của quần đảo nhƣ Đá Bắc, Cồn Cát Tây, Đảo Bắc, Đảo Nam, Đảo Lincon, Đá Bông Bay. Các đoạn dài nhất là 3-4 (Lincon – Đá Bông Bay) dài 36,3 hải lý; đoạn 7-8 (Đá Bông Bay – Đá Triton) dài 75,8 hải lý;… Cách vạch đƣờng cơ sở này tƣơng tự nhƣ cách vạch đƣờng cơ sở quần đảo của quốc gia quần đảo quy định tại Điều 47 phần IV của Công ƣớc Luật biển 1982. Diện tích mà hệ đƣờng cơ sở thẳng quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc bao lấy là một khu vực rộng 17.000km², trong khi tổng diện tích các đảo nổi của quần đảo Hoàng Sa là 10km². Ngoài ra, hầu hết các đá, bãi san hô mà Trung Quốc sử dụng ở
đây đều không thích hợp cho con ngƣời đến ở hoặc không có một đời sống kinh tế riêng. Các đảo này lại cách xa nhau quá 24 hải lý, không có lý do gì có thể nối các đoạn đƣờng cơ sở nhƣ vậy. Do vậy bất kỳ một vùng biển nào mà Trung Quốc tuyên bố bao quanh vùng biển của các mỏm đá, bãi san hô này về mặt kỹ thuật đều trái với các quy định của Công ƣớc 1982. Trung Quốc không phải là một quốc gia quần đảo nên việc xác định đƣờng cơ sở của quần đảo Hoàng Sa theo nhƣ trong Tuyên bố năm 1996 của nƣớc này là chƣa phù hợp với quy định của luật và thực tiễn quốc tế.
Bên cạnh đó, trong Tuyên bố ngày 15/5/1996, Chính phủ Trung Quốc đã công bố đƣờng cơ sở bộ phận lãnh hải đại lục nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Nhiều điểm cơ sở trong số 49 điểm đƣợc liệt kê trong Tuyên bố này bị chỉ trích bởi các quốc gia láng giềng cũng nhƣ Mỹ với lý do chúng không phù hợp với các tiêu chuẩn của UNCLOS về điểm cơ sở. Các điểm cơ sở của Trung Quốc quá xa so với bờ biển, hoặc quá cách xa nhau - nhiều điểm cách nhau hơn 100 hải lý - và do đó không phải là các địa điểm phù hợp dùng làm điểm cơ sở. Nhiều điểm cơ sở của Trung Quốc nằm dƣới mặt đại dƣơng khi thủy triều lên, do đó không thể dùng làm điểm cơ sở.
Khi Trung Quốc tuyên bố đƣờng cơ sở năm 1996 thì có 25 nƣớc công bố phản đối, trong đó có nƣớc ta, và và một số khác nƣớc phản đối riêng với Trung Quốc. Hai vấn đề chính đối với nƣớc ta là, với đƣờng cơ sở này, Trung Quốc đòi biến vùng biển giữa Hải Nam và Hongkong thành nội thuỷ của họ, và đòi biến vùng biển chung quanh quần đảo Hoàng Sa thành nội thuỷ của họ (ngoài việc đòi chiếm chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa). Ngày 21/8/1996, Mỹ đã phản đối hệ thống đƣờng cơ sở của Trung Quốc. Mỹ cho rằng, đƣờng bờ biển của Trung Quốc không đủ các điều kiện địa lý để đáp ứng đƣợc một trong các yêu cầu xác định đƣờng cơ sở theo phƣơng pháp đƣờng cơ sở thẳng
mãn điều kiện bờ biển lồi lõm , khúc khuỷu có nhiều chỗ khoét sâu và cũng không có chuỗi đảo cha ̣y ven bờ . Mặc dù sau đó, Trung Quốc đã trả lời Mỹ bằng lập luận rằng cơ sở của Trung Quốc là hoàn toàn phù hợp với UNCLOS cũng nhƣ thực tiễn quốc tế. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề cần phải xem xét, vì rõ ràng đƣờng cơ sở của Trung Quốc là vi phạm UNCLOS.
2.2.2. Xác định và chế độ pháp lý các vùng biển Việt Nam
Công ƣớc luật biển năm 1982 đã định ra khung pháp lý cho các quốc gia trong việc xác định các vùng biển và Quy chế pháp lý của chúng; xác định ranh giới, biên giới trên biển giữa các quốc gia. Theo Công ƣớc thì mỗi quốc gia ven biển có năm vùng biển, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Ngoài năm vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển ra thì Công ƣớc còn quy định các vấn đề về Biển cả và Vùng (di sản chung của loài ngƣời), trên đó tất cả các quốc gia đều có quyền tự do sử dụng, khai thác, v.v… với điều kiện không làm phƣơng hại hoặc đe doạ làm phƣơng hại tới các nƣớc khác, vì mục đích hoà bình và bảo vệ, giữ gìn môi trƣờng biển.
2.2.2.1. Nội thuỷ
* Phạm vi nội thuỷ
Điều 8 Công ƣớc quy định: “Trừ trƣờng hợp đã đƣợc quy định ở phần IV, các vùng nƣớc ở phía bên trong đƣờng cơ sở của lãnh hải thuộc nội thuỷ của quốc gia”. Phần IV - phần đƣợc loại trừ ở đây là phần quy định về quốc gia quần đảo, quy định: “Ở phía trong vùng nƣớc quần đảo, quốc gia quần đảo có thể vạch những đƣờng khép kín để hoạch định ranh giới nội thuỷ của mình theo đúng các điều 9, Điều 10, Điều 11”. Cũng theo quy định của Công ƣớc thì vùng nƣớc nội thuỷ bao gồm các vùng nƣớc cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, các vịnh, các vùng nƣớc nằm kẹp giữa lãnh thổ đất liền và đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
Vùng nội thủy của Việt Nam hiện nay đã đƣợc xác định cũng hoàn toàn phù hợp với Công ƣớc về luật biển năm 1982. Cụ thể, theo Tuyên bố ngày 24/5/1977 đã ghi nhận: “Vùng biển phía trong đƣờng cơ sở và giáp bờ biển là nội thuỷ của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Theo đó, nội thuỷ của Việt Nam bao gồm:
- Vùng biển nằm phía trong đƣờng cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, gồm các vùng nƣớc cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, các vịnh, các vùng nƣớc nằm kẹp giữa lãnh thổ đất liền và đƣờng cơ sở;
- Vùng biển nằm ở phía trong đƣờng cơ sở của các đảo, quần đảo của hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam;
- Vùng nƣớc lịch sử của Việt Nam trong vịnh Thái Lan xác định theo Hiệp định về vùng nƣớc lịch sử chung Việt Nam – Campuchia 07/7/1982.
Tuyên bố ngày 12/11/1982 tiếp tục nhắc lại quy định trên và còn nhấn mạnh hơn đến nội thuỷ của các hải đảo của Việt Nam. Bên cạnh đó, Điều 7 Luật biên giới quốc gia năm 2003 cũng quy định: “Nội thuỷ của Việt Nam bao gồm các vùng nƣớc phía trong đƣờng cơ sở và các vùng nƣớc cảng đƣợc giới hạn bởi đƣờng nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết bị thƣờng xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng”. Những nội dung trên một lần nữa đƣợc ghi nhận tại Điều 9 Luật biển 2012: “Nội thủy là vùng nƣớc tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đƣờng cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam”.
Bên cạnh đó, tuy hiện nay, pháp luật quốc tế chƣa có một tiêu chuẩn cụ thể về vùng nƣớc nhƣ thế nào thì đƣợc gọi là vùng nƣớc lịch sử, vịnh lịch sử nhƣng vùng nƣớc lịch sử, vịnh lịch sử cũng có chế độ pháp lý theo chế độ nội thủy. Trong thực tế, các quốc gia coi vùng nƣớc lịch sử không chỉ là vùng nƣớc của các vịnh mà còn là vùng nƣớc của biển. Các vịnh và vùng nƣớc của biển do các yếu tố lịch sử nhƣ quốc gia thực hiện quyền lực trong một thời
gian dài. Các vịnh và vùng nƣớc đó có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và quốc phòng, điều kiện địa lý và hình thể trở thành nội thủy của quốc gia đó và phần lớn các quốc gia khác không chống lại sự chiếm hữu hiện diện đó. Trên cơ sở đó, ngày 07/7/1982, Việt Nam và Campuchia đã ký kết Hiệp định về vùng nƣớc lịch sử chung giữa hai nƣớc ở ven bờ tỉnh Kiên Giang và Kampot, vùng nƣớc lịch sử này theo chế độ nội thủy.
Việc hoạch định biên giới vùng nội thủy giữa Việt Nam và các quốc gia láng giềng có bờ biển tiếp liền, liền kề hay đối diện đƣợc xác định bằng điều ƣớc quốc tế giữa Việt Nam với các quốc gia hữu quan, phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc tế.
Phần I Luật biển Canada chủ yếu xác định các vùng biển của Canada cùng với các quy chế pháp lý của chúng theo những nguyên tắc của Công ƣớc Luật biển năm 1982. Theo đó, đạo luật khẳng định các vùng biển của Canada bao gồm: Vùng nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa theo những tiêu chí về nguyên tắc, chiều rộng mà Công ƣớc năm 1982 đã quy định. Chẳng hạn nhƣ vùng nội thuỷ: “Vùng nội thuỷ của Canada là những vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở về phía bờ dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Canada”.