Nguyên tắc, chính sách quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng biển;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật biển việt nam với luật biển quốc tế và pháp luật biển nước ngoài 07 (Trang 83 - 88)

trường biển; nghiên cứu khoa học biển; phát triển kinh tế biển; tuần tra kiểm soát trên biển

2.2.5.1. Gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển

Ngoài nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng biển đƣợc quy định trong phần các vùng biển thì Công ƣớc luật biển năm 1982 đã dành hẳn một phần - phần XII với 46 điều đề cập đến vấn đề bảo vệ và giữ gìn môi trƣờng biển. Công ƣớc xác định nguồn ô nhiễm môi trƣờng biển, phân loại khoa học và thống nhất các nguồn ô nhiễm môi trƣờng biển nhƣ: ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền, từ các hoạt động liên quan đến đáy biển, do nhận chìm các chất nguy hại và các chất khác, do tàu thuyền gây ra, từ khí quyển. Công ƣớc yêu cầu các quốc gia tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, giảm bớt và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển từ bất kỳ nguồn nào. Công ƣớc đã quy định nghĩa vụ của các quốc gia trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trƣờng biển và không đi ngƣợc lại lợi ích chính đáng của các quốc gia: “Các quốc gia có quyền thuộc chủ quyền khai thác các tài nguyên thiên nhiên của mình theo chính sách về môi trƣờng của mình và theo đúng nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn môi trƣờng biển.

Bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là quyền tài phán của quốc gia ven biển, đồng thời là nghĩa vụ của các quốc gia. Vì vậy, khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan đến việc gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng biển. Việt Nam đã tham gia Tuyên bố Rio ngày 14/6/1992 về môi trƣờng và phát triển, Chƣơng trình nghị sự 21, Tuyên bố Johannerbourg 2002, Tuyên bố Rio de Janero 2012, Công ƣớc về Đa dạng sinh học 1992, các Công ƣớc biển chuyên ngành do IMO chuẩn bị nhƣ IMO-SOLAS (Công ƣớc về An toàn sinh mạng con ngƣời trên biển, Luân Đôn 1/11/1974), Công ƣớc về mớn

nƣớc, Công ƣớc MARPOL ngày 2/11/1973 về Phòng chống ô nhiễm biển, Công ƣớc về Giới hạn trách nhiệm dân sự của chủ tàu CLC 1992, Công ƣớc về tạo thuận lợi trong giao thông đƣờng biển (FAL 65), Công ƣớc về tìm kiếm, cứu nạn (SAR 79). Các nguyên tắc bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng, bao gồm cả tài nguyên và môi trƣờng biển, đã đƣợc thông qua trongLuật Bảo vệ môi trƣờng 2005 và các văn bản liên quan. Luật biển 2012 chỉ nhắc lại các nguyên tắc chung trên. Khi vận chuyển, bốc, dỡ các loại hàng hóa, thiết bị có khả năng gây hại đối với tài nguyên, đời sống của con ngƣời và ô nhiễm môi trƣờng biển, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải sử dụng thiết bị và các biện pháp chuyên dụng theo quy định để ngăn ngừa và hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra cho ngƣời, tài nguyên và môi trƣờng biển. Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không đƣợc thải, nhận chìm hay chôn lấp các loại chất thải công nghiệp, chất thải hạt nhân hoặc các loại chất thải độc hại khác trong vùng biển Việt Nam. Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan làm ảnh hƣởng đến tài nguyên và môi trƣờng biển trong vùng biển, cảng biển, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam thì bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ƣớc quốc tế mà nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên; nếu gây thiệt hại thì phải làm sạch, khôi phục lại môi trƣờng và bồi thƣờng theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản đóng góp về bảo vệ môi trƣờng biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ƣớc quốc tế mà nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên.

2.2.5.2. Vấn đề nghiên cứu khoa học biển

Điều 238 Công ƣớc quy định: “Tất cả các quốc gia, bất kể vị trí địa lý thế nào, cũng nhƣ các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, đều có quyền tiến hành các cuộc nghiên cứu khoa học biển, với điều kiện tôn trọng các quyền và

dung cụ thể về nghiên cứu khoa học biển đƣợc Công ƣớc quy định tại phần XIII, từ Điều 238 đến Điều 265. Phần này Công ƣớc đã quy định các vấn đề cơ bản nhƣ quyền tiến hành nghiên cứu khoa học biển; nghĩa vụ của các quốc gia ven biển trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia khác tiến hành nghiên cứu khoa học biển; sự hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học biển; các thiết bị, phƣơng tiện phục vụ công tác nghiên cứu khoa học biển; giải quyết tranh chấp về nghiên cứu khoa học biển, v.v…

Hoạt động nghiên cứu khoa học biển là hoạt động vì mục đích hòa bình. Quốc gia ven biểncó chủ quyền trong vùng nội thủy và lãnh hải và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đối với các nghiên cứu khoa học biển. Các quy định này hoàn toàn phù hợp với quy định trong các Điều 238 - 240 của UNCLOS.

Các hoạt động nghiên cứu khoa học biển đƣợc điều chỉnh chi tiết hơn bằng Nghị định số 242/HĐBT ngày 5/8/1991 của Hội đồng Bộ trƣởng "Quy định các bên nƣớc ngoài và phƣơng tiện nƣớc ngoài vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam". Nghiên cứu khoa học biển trong các vùng biển Việt Nam, theo Điều 2 của Nghị định số 242/HĐBT ngày 5/8/1991, bao gồm: các hoạt động nghiên cứu khoa học trong phạm vi vùng nƣớc bên trên đáy biển và trong lòng đất dƣới đáy biển cũng nhƣ vùng trời của các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán của nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam nhằm điều tra thăm dò, nghiên cứu tài nguyên, các điều kiện tự nhiên, môi trƣờng biển và các hoạt động khác nhằm mục tiêu dân dụng và phục vụ mục đích hoà bình.

2.2.5.3. Kiểm tra, kiểm soát và xử l‎ý vi phạm

Lực lƣợng tuần tra, kiểm soát trên biển Việt Nam gồm chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp. Lực lƣợng nòng cốt là các lực lƣợng có thẩm quyền thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, các lực lƣợng tuần tra, kiểm soát

chuyên ngành khác nhƣ hải quan, thuế, nhập cƣ, y tế. Việc phân công trách nhiệm và phối hợp công tác đƣợc các luật chuyên ngành điều chỉnh nhƣ Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng 1997, Pháp lệnh Cảnh sát biển 2008, Luật Dân quân tự vệ 2009...

Lực lƣợng dân quân tự vệ của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ƣơng, lực lƣợng bảo vệ của tổ chức, cơ quan đóng ven biển và các lực lƣợng khác có trách nhiệm tham gia tuần tra, kiểm soát trên biển khi đƣợc cơ quan có thẩm quyền huy động. Đây là lực lƣợng không thoát lý sản xuất, đƣợc tổ chức ở cấp xã ven biển, xã đảo và cơ quan, tổ chức có phƣơng tiện hoạt động trên biển để làm nhiệm vụ trên các vùng biển Việt Nam. Lực lƣợng này đƣợc quy định trong Luật Dân quân tự vệ ngày 23/11/2009 và Nghị định 58/2010/NĐ-CP ngày 1/6/2010 Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ, khi tham gia hoạt động tuần tra, kiểm soát phải có giấy phép và phù hiệu cùng với các dấu hiệu đặc trƣng khác theo quy định của pháp luật.

Luật biển 2012 lần đầu tiên quy định cụ thể quyền truy đuổi phù hợp với Điều 111 của UNCLOS 1982. Lực lƣợng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nƣớc ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam khi tàu thuyền này hoặc một trong những chiếc xuồng của nó đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam. Việc truy đuổi chỉ đƣợc coi nhƣ bắt đầu, nếu chiếc tàu hay máy bay truy đuổi bằng các phƣơng tiện có thể sử dụng đƣợc mà mình có, biết một cách chắc chắn là chiếc tàu bị đuổi, hay một những trong chiếc xuồng của nó hoặc các phƣơng tiện đi biển khác hoạt động thành tốp và dùng chiếc tàu bị truy đuổi làm chiếc tàu mẹ, đang ở bên trong ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải. Việc truy đuổi chỉ có thể bắt đầu sau khi đã phát tín hiệu nhìn hoặc nghe yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra nhƣng tàu

thuyền đó không chấp hành. Tín hiệu phải đƣợc phát ở một cự lý cần thiết để chiếc tàu nói trên nhận biết đƣợc. Việc truy đuổi có thể đƣợc tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam nếu đƣợc tiến hành liên tục, không ngắt quãng. Quyền truy đuổi cũng đƣợc áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Việc truy đuổi của các lực lƣợng tuần tra, kiểm soát Việt Nam chấm dứt khi tàu thuyền bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác.

Luật biển Việt Nam đã luật hóa hai điểm mới trong thực tiễn xử lý các vi phạm và giải quyết các tranh chấp biển có yếu tố nƣớc ngoài. Đối với các vi phạm luật biển Việt Nam của tàu thuyền, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài, căn cứ vào quy định của pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, lực lƣợng tuần tra, kiểm soát trên biển ra quyết định xử lý vi phạm tại chỗ hoặc dẫn giải ngƣời, tàu thuyền vi phạm về cảng, bến hay nơi trú đậu gần nhất đƣợc liệt kê trong danh mục cảng, bến hay nơi trú đậu đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công bố theo quy định của pháp luật, hoặc yêu cầu cơ quan hữu quan của quốc gia mà tàu mang cờ, quốc gia nơi tàu đó đến để xử lý vi phạm. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam; tàu thuyền đƣợc sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm có thể bị tạm giữ nhằm ngăn chặn việc vi phạm pháp luật hoặc để bảo đảm việc xử lý theo pháp luật. Khi tiến hành bắt, tạm giữ, tạm giam ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc tạm giữ tàu thuyền nƣớc ngoài, lực lƣợng tuần tra, kiểm soát trên biển hoặc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao để phối hợp xử lý. Các hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật biển việt nam với luật biển quốc tế và pháp luật biển nước ngoài 07 (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)