Quy chế các đảo, quần đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật biển việt nam với luật biển quốc tế và pháp luật biển nước ngoài 07 (Trang 81 - 83)

đây là luật đã có định nghĩa về đảo, quần đảo tại Điều 19 và quy định về chế độ pháp lý các vùng biển của chúng tại Điều 20, 21. Nếu định nghĩa đảo hoàn toàn giống nhƣ Điều 121.1 UNCLOS thì định nghĩa về quần đảo có phần sáng tạo, làm rõ hơn. Đảo là một vùng đất tự nhiên có nƣớc bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nƣớc. Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nƣớc tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau. Điều 19. 3 Luật biển khẳng định đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Đây là nguyên tắc nhất quán đã ghi trong Điều 1 Hiến pháp Cộng hòa XHCN Việt Nam 1992 và Điều 1 Luật Biên giới quốc gia 2003. Quy định này nhằm nhấn mạnh hơn nữa sự gắn bó, không thể chia cắt của bộ phận lãnh thổ đảo, khẳng định chủ quyền đầy đủ, toàn vẹn của Nhà nƣớc ta đối với các đảo, quần đảo.

Điều 1 Luật biển 2012 nêu rõ: Luật này quy định về đƣờng cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trƣờng Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo. Để tránh các bất đồng và dễ dàng tìm giải pháp cho tranh chấp ở Biển Đông, phù hợp với UNCLOS, Việt Nam quy định rõ đảo thích hợp cho đời sống con ngƣời hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đảo đá không thích hợp cho đời sống con ngƣời hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo đƣợc xác định theo quy định tại các Điều 9, 11, 13, 15 và 17 của Luật biển 2012 và đƣợc thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật biển việt nam với luật biển quốc tế và pháp luật biển nước ngoài 07 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)