Nội dung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân (Trang 53 - 57)

KẾT LUẬN CHƢƠNG

2.2.1. Nội dung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

trình xây dựng, cây lâu năm và rừng sản xuất là rừng trồng và phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của hộ gia đình, cá nhân.

2.2. Nội dung và hình thức Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

2.2.1. Nội dung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: và tài sản khác gắn liền với đất:

Trước tháng 11/2004, ở Việt Nam cùng lúc tồn tại cả 3 mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp do ba cơ quan khác nhau chịu trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện cấp cho người sử dụng đất, gồm: 1.Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - giấy đỏ, thuộc thẩm quyền ngành Tài nguyên và Môi trường; 2.Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất - giấy hồng, thuộc thẩm quyền ngành Xây dựng; 3.Giấy chứng nhận quyền quản lý, sử dụng nhà, đất, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước - giấy tím, thuộc thẩm quyền ngành Tài chính. Với những quy định đó, mỗi loại Giấy chứng nhận được cấp theo một trình tự, thủ tục khác nhau, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất liên quan có những phần khác biệt. Đồng thời, hoạt động quản lý đất đai của nhà nước đối với từng loại đất và tài sản trên đất

cũng bị tách rời, thuộc nhiều cơ quan khác nhau, gây khó khăn trong việc kiểm soát biến động đất đai.

Với mong muốn tạo sự thuận tiện cho người sử dụng đất, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thống nhất việc quản lý đất đai và các tài sản gắn liền với đất, không phụ thuộc và loại đất, mục đích sử dụng đất, đến Luật Đất đai hiện hành đã đưa ra quy định mới về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo đó: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại thống nhất trong cả nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành; đối với nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ xác nhận quyền sở hữu vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có yêu cầu của chủ sở hữu.Việc quy định một loại giấy cho cả đất và tài sản gắn liền với đất có ý nghĩa tích cực đối với người sử dụng đất và công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo một loại thống nhất trong cả nước bao gồm các nội dung chính được quy định tại Điều 6 Nghị định 88/2009/NĐ- CP, gồm:

1.Quốc hiệu, Quốc huy, tên của Giấy chứng nhận “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”;

2.Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; 3.Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

4.Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; 5.Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận. [32, Điều 6]

quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì vấn đề xác định chủ thể - người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất rất được pháp luật chú ý vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các chủ thể và là vấn đề dễ xảy ra tranh chấp nhất.

Luật Đất đai hiện hành cùng các văn bản có liên quan đặc biệt quan tâm đến vấn đề cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những chủ sở hữu chung nhằm giúp họ thực hiện tốt các quyền của mình và hạn chế tối đa tranh chấp xảy ra. Nhằm tạo ra sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc sử dụng đất đai, sở hữu tài sản trên đất cũng như tạo ra sự thống nhất giữa Luật Đất đai và Luật Hôn nhân và gia đình về vấn đề tài sản chung của gia đình nên đối với đất, tài sản trên đất là tài sản chung của vợ chồng thì trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cần ghi rõ họ tên của hai vợ, chồng. Khi thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của từng người. Ngoài ra, trường hợp người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận được cấp riêng cho người sử dụng đất và cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.Trong trường hợp cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu căn hộ theo hình thức chung thửa đất và sở hữu riêng đối với căn hội chung cư.

Thông tư 17/2009/TT-BTNMT có quy định rất rõ một số vấn đề về nội dung của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Theo đó:

Thứ nhất, thông tin về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Thông tin thửa đất được thể hiện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với tất cả các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận bao gồm đầy đủ các dữ kiện sau: số hiệu của thửa số đất trên bản đồ địa chính, số thứ tự tờ bản đồ địa chính có thửa đất cấp Giấy, địa chỉ thửa đất, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng.

Thông tin về nhà ở gồm các nội dung sau: địa chỉ, diện tích xây dựng, diện tích sàn, kết cấu nhà ở, cấp (hạng) nhà ở, số tầng nhà, năm hoàn thành xây dựng, thời hạn được sở hữu đối với một số trường hợp đặc biệt. Đối với công trình xây dựng khi cấp Giấy chứng nhận cần ghi đủ thông tin như: tên công trình, thông tin chi tiết về công trình được thể hiện dưới dạng bảng Phụ lục 1. Thông tin về rừng sản xuất là rừng trồng ghi rõ diện tích rừng và nguồn gốc tạo lập.

Với quy định nêu trên sẽ đảm bảo cho việc quản lí tài sản bất động sản của Nhà nước được chặt chẽ, kiểm soát được tình hình biến động trong quá trình quản lí và sử dụng.

Thứ hai, căn cứ vào kích thước, diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất để thể hiện sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với đất cho phù hợp. Sơ đồ thửa đất thể hiện hình thể, chiều dài các cạnh, thửa, chỉ dẫn Bắc - Nam; tọa độ đỉnh thửa; chỉ giới quy hoạch, chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn công trình. Sơ đồ nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được thể hiện bằng đường nét đứt liên tục trên sơ đồ thửa đất tại vị trị tương ứng với thực địa; trường hợp đường ranh giới nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trùng với ranh giới thửa đất thì thể hiện theo ranh giới thửa đất.

Quy định này nhằm xác định rõ vị trí, ranh giới của quyền được sở hữu và sử dụng tài sản bất động sản khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trên cơ sở đó, người được cấp giấy biết được phạm vi quyền của họ đến đâu. Đặc biệt, khi có tranh

chấp, mâu thuẫn, bất đồng về ranh giới thì đây là cơ sở để Nhà nước xem xét và phán quyết.

Thứ ba, những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)