Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân (Trang 74 - 76)

- Hộ gia đình, cá nhân phải có giấy phép xây dựng công trình đối với trường hợp phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

2.4. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là một nội dung quan trọng cần được luật định, nhằm thể hiện rõ sự thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai, đồng thời giúp người dân biết chính xác nơi mà họ cần đến để xin cấp Giấy chứng nhận. Điều 52 Luật Đất đai hiện hành quy định:

o UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài;

o UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. [50, Điều 52]

Quy định về thẩm quyền trên đây là phù hợp hợp với thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, qua đó nhằm mục đích thống nhất quản lý đất đai, xác định chính xác người chịu trách nhiệm trong công tác phân bổ, điều chỉnh đất đai và kiểm tra, kiểm sát tính hợp pháp của mảnh đất đó.

Quy định này thể hiện rất rõ sự phát triển của pháp luật về đất đai nước ta qua các thời kì. Nếu như Luật đất đai 1987 chưa đề cập đến vấn đề này, Luật đất đai 1993 quy định chung chung: cơ quan nào có thẩm quyền giao đất thì có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì qua Luật đất đai năm 2003 sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã thấy rõ sự điều chỉnh tích cực

của pháp luật phù hợp với tiến trình phát triển đất nước.

Bên cạnh đó, Luật Đất đai hiện hành còn quy định vấn đề ủy quyền cấp Giấy chứng nhận nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận phù hợp với nghiệp vụ của ngành Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể uỷ quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của mình.

Điều kiện để Ủy ban nhân cấp tỉnh ủy quyền cho Sở tài nguyên và môi trường cấp Giấy chứng nhận được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định 88/2009/NĐ-CP gồm:

- Đã thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở tài nguyên và môi trường;

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có bộ máy, cán bộ chuyên môn và cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cấp Giấy chứng nhận.

Có thể thấy đây là một quy định hoàn toàn hợp lý khi Sở tài nguyên và môi trường là cơ quan trực tiếp thực hiện các công việc như đo đạc, thống kê đất đai và lưu giữ hồ sơ địa chính. Qua đó, tiến độ cấp Giấy chứng nhận sẽ được đẩy mạnh, giảm bớt gánh nặng cho Uỷ ban nhân dân, đồng thời tăng cường trách nhiệm cho các cơ quan quản lý đất đai cùng cấp khác để công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

Tuy nhiên, một điều cần lưu ý rằng, việc uỷ quyền đó chỉ đặt ra và cho phép ở phạm vi cấp tỉnh giữa Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh, mà không đặt vấn đề uỷ quyền cấp giấy đối với cấp huyện. Do vậy, việc cấp chứng thư pháp lí về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện mà phòng Tài nguyên và Môi trường cùng cấp không có chức năng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)