- Hộ gia đình, cá nhân phải có giấy phép xây dựng công trình đối với trường hợp phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
2.5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận là minh chứng của người xin cấp giấy trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những cơ sở pháp lí của tài sản xin cấp thuộc quyền sở hữu và sử dụng của mình. Theo đó, để đảm bảo đủ cơ sở pháp lí để Nhà nước cấp giấy chứng nhận thì hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải bao gồm các tài liệu sau đây:
1.Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
2.Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng thửa đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất mà yêu cầu cần có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 50 Luật Đất đai hiện hành; Điều 8, 9,10 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP; Điều 49, 51,53,55 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật Đất đai; Điều 36 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
3.Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có);
4.Một số loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.
Với bộ hồ sơ này, hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện các thủ tục cần thiết sau đây để được cấp giấy chứng nhận:
Bước thứ nhất, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận về tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng,… sau đó công bố công khai kết quả kiểm tra trong vòng 15 ngày;
Bước thứ hai: Văn phòng đăng ký sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa nếu cần thiết, xác nhận đủ hay không đủ điều kiện
cấp Giấy chứng nhận, nếu đủ thì chuẩn bị hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất để cơ quan có thẩm quyền ký Giấy chứng nhận;
Bước thứ ba: Hồ sơ ở cấp huyện thì do Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký giấy chứng nhận, hồ sơ cấp tỉnh do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở tài nguyên và môi trường ký giấy chứng nhận
Bước thứ tư: Nơi nào nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận thì chịu trách nhiệm trao giấy chứng nhận cho người đề nghị cấp.
Thời hạn giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ là không quá 50 ngày làm việc đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận lần đầu; không quá 30 ngày làm việc đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nhu cầu bổ sung chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất; không quá 20 ngày làm việc đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận không thuộc trường hợp trên.
Thời gian này không kể thời gian công khai kết quả thẩm tra, thực hiện nghĩa vụ tài chính, trích đo địa chính thửa đất. Mặt khác, Ủy ban nhân dân các cấp quy định cụ thể thời gian thực hiện thủ tục cấp.
Những quy định nói trên đã góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tạo điều kiện cho người dân được hưởng đầy đủ các quyền lợi của mình.
Nhìn nhận một cách khách quan cho thấy, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai 2003 được thay đổi rõ rệt và thể hiện bước cải cách đột phá so với pháp luật đất đai trước đó. Đây là vấn đề được các chuyên gia nước ngoài đánh giá là "điểm sáng" trong Luật Đất đai
2003. Điều đó có thể nhận thấy qua 5 điểm thay đổi mang tính tích cực so với pháp luật trước đây:
Thứ nhất, có sự thống nhất qui trình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đối tượng là hộ gia đình cá nhân, đối với tất cả các loại đất mà không phân các loại đất khác nhau gắn với việc làm hồ sơ, thủ tục tại các cơ quan cấp giấy chứng nhận khác nhau như trước đây. Với sự thống nhất này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho cán bộ công chức và người sử dụng đất dễ dàng trong việc tìm hiểu áp dụng.
Hai là, về thành phần hồ sơ hết sức giản tiện, chỉ gồm có 3 loại giấy tờ chính đã được đề cập ở nội dung trên. Với sự giản tiện này giúp cho người xin cấp giấy cũng thuận lợi hơn trong việc chuẩn bị hồ sơ và dễ dàng hơn trong việc minh chứng các điều kiện cần và đủ của mình trước Nhà nước để được cấp giấy chứng nhận.
Ba là, thống nhất về công khai niêm yết kết quả xét duyệt của cấp xã: Hành vi công khai có ý nghĩa quan trọng, đây là cơ hội để người dân tham gia góp ý phát hiện sai sót hoặc những người liên quan trình bày thắc mắc khiếu nại, tranh chấp nếu có. Đây là một điều kiện quan trọng quyết định việc cấp giấy chứng nhận hoặc không.
Bốn là, quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thể hiện thống nhất đầu mối vào một cơ quan
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục theo cơ chế một cửa. Nếu như đất ở nông thôn, một cửa sẽ là Ủy ban nhân dân xã (Điều 135 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP) và đất ở đô thị thuộc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận. Việc đưa ra mô hình một cửa, một đầu mối là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là một trong những điểm nhấn, một biện pháp hữu hiệu thúc đẩy hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có thể coi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là “cánh tay nối
dài” của cơ quan quản lý nhà nước. Có vai trò giúp giải quyết các tác nghiệp đồng thời phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế hội nhập, giảm bớt chi phí bao cấp của nhà nước.
Năm là, thống nhất về thời gian: cấp giấy chứng nhận cho dân từ khi nộp đủ thành phần hồ sơ đến khi nhận là 55 ngày. Đây là thời gian lý tưởng sẽ giải quyết được nếu mọi yếu tố khi xem xét được các cơ quan thực thi nhiệm vụ cấp giấy và người dân tự giác chấp hành nghiêm túc.