Các chức năng cơ bản của gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gia đình theo luật hôn nhân và gia đình việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 10 03 (Trang 25 - 27)

1.3. Các chức năng cơ bản và đặc điểm của gia đình trong điều kiện kinh tế xã

1.3.1. Các chức năng cơ bản của gia đình

Gia đình là một hiện tƣợng xã hội có tính chất tự nhiên. Bất cứ xã hội nào cũng đều quan tâm tới gia gia đình, tập hợp các gia đình để hình thành nên xã hội. Ngƣợc lại, xã hội muốn tồn tại và phát triển thì cần dựa trên nền tảng gia đình. Theo quy luật tự nhiên, mỗi ngƣời khi sinh ra đều có gia đình, lớn lên trong gia đình đó. Khi trƣởng thành lại thành lập một gia đình mới. Gia đình có địa vị rất quan trọng và thƣờng đƣợc coi là nền tảng quốc gia. Về nguyên tắc để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến gia đình pháp luật thƣờng sử dụng các quy phạm, quy định có tính chất hƣớng dẫn: Các thành viên gia đình không thể tự ý thỏa thuận gạt bỏ các điều khoản ấy đƣợc. Mỗi gia đình đƣợc coi là một tế bào của xã hội. Để góp phần xây dựng quốc gia vững mạnh thì mỗi gia đình phải vững mạnh. Để xây dựng gia đình vững mạnh thì mỗi thành viên gia đình phải có cách xử sự phù hợp. Để mọi ngƣời trong gia đình nói riêng và trong cả cộng đồng xã hội nói chung có cách xử sự phù hợp thì cần có những quy định chung cho cách xử sự đó. Do đó, bất kỳ quốc gia nào cũng đều dùng pháp luật để điều chỉnh vấn đề gia đình và bắt buộc mọi ngƣời trong xã hội phải tuân theo. Khi có thành viên không tuân theo thì phải chịu những chế tài do pháp luật dự liệu. Chẳng hạn, Luật HN&GĐ quy định nữ từ đủ 18 tuổi trở lên đƣợc đăng ký kết hôn thì khi nữ chƣa đủ 18 tuổi thì không đƣợc thỏa thuận kết hôn khi chƣa đạt độ tuổi luật định.

Trong gia đình, luân thƣờng đạo lý là yếu tố quan trọng giữ vững trật tự gia đình mà ở đó mỗi thanh viên gia đình phải tuân theo. Trong mỗi cộng đồng hay dân tộc đều đỏi hỏi phải có đạo đức, luân thƣờng đạo lý của cộng đồng, dân tộc đó, song chƣa có nơi nào luân thƣờng đạo lý lại đƣợc thể hiện rõ nét nhƣ trong gia đình. Lịch sử nhân loại chứng tỏ rằng nền tảng và tổ chức gia đình chỉ bền vững, nếu dựa trên một nền đạo lý nghiêm chỉnh. Cũng vì lẽ ấy, ở các quốc gia mà gia đình có một tổ chức bền vững, các điều khoản trong luật gia đình thƣờng cũng có

thể coi nhƣ những quy chế trong đạo lý. Các điều đƣợc quy định trong luật có tính chất luân thƣờng đạo lý nhƣ vợ chồng chung thủy, con cái phải thƣơng yêu kính trọng ông bà, cha mẹ đã nói lên điều đó.

Ở bất kỳ thiết chế xã hội nào thì gia đình cũng có các chức năng cơ bản sau:

Chức năng sinh đẻ (hay còn gọi một cách khác là chức năng tái sản xuất con

ngƣời): Là chức năng quyết định, đảm bảo duy trì và phát triển thế hệ tƣơng lai. Gia đình, là nơi các thế hệ tiếp theo đƣợc sinh ra, tồn tại và phát triển, là nơi tái sản xuất ra con ngƣời để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của gia đình và xã hội. Chức năng sinh đẻ giúp con ngƣời duy trì nòi giống từ thế hệ này sang thế hệ khác, đảm bảo một mạch sống liên tục của con ngƣời trên hành tinh, duy trì sự phát triển và ổn định của xã hội loài ngƣời. Nếu không thực hiện chức năng sinh đẻ, gia đình một ngày nào đó bị tuyệt vong do thế hệ trƣớc chết đi, không còn thế hệ sau phát triển để thay thế. Nhìn rộng ra cả một dân tộc, nếu các gia đình không thực hiện chức năng sinh đẻ thì các gia đình dần dần sẽ bị lụi tàn, dẫn đến dân tộc đó cũng không thể tồn vong. Tƣơng tự nhƣ vậy, quốc gia bị diệt vong nếu các gia đình trong quốc gia đó không thực hiện chức năng sinh đẻ. Nói một cách khác, chức năng sinh đẻ có tính chất quyết định sự tồn vong của một dân tộc, một quốc gia và của cả loài ngƣời.

Chức năng giáo dục: Là chức năng chủ yếu của gia đình, nó rất quan trọng

trong việc hình thành, phát triển nhân cách của các thế hệ trong gia đình, đặc biệt là thế hệ trẻ. Giáo dục trong gia đình phải kết hợp với giáo dục nhà trƣờng và giáo dục ngoài xã hội. Tuy nhiên, gia đình là môi trƣờng giáo dục, môi trƣờng xã hội hóa đầu tiên đối với mỗi con ngƣời. Gia đình là nơi mỗi con ngƣời từ khi sinh ra đƣợc học những bài học đầu tiên, trong quá trình hình thành và phát triển con ngƣời đƣợc các thành viên gia đình giáo dục, chỉ dạy những điều đúng, sai để nhận

năng giáo dục có hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhận thức của các thế hệ đi trƣớc. Trong mỗi gia đình, nhận thức về các sự vật, hiện tƣợng trong xã hội cũng có thể không giống nhau, đặc biệt là các thế hệ đi trƣớc. Thế hệ trƣớc nhận thức một cách đúng đắn thì sẽ truyền lại cho thế hệ sau sự nhận thức đó, thế hệ sau có cơ hội tiếp thu tƣ tƣởng đúng đắn. Ngƣợc lại, nhận thức sai lầm của thế hệ trƣớc có thể dẫn đến việc truyền thụ những nhận thức sai lầm đó cho thế hệ sau. Do đó, nhân cách của con ngƣời đƣợc hình thành và phát triển thông qua chức năng giáo dục của gia đình, gia đình có chức năng giáo dục để hình thành tƣ duy của các thành viên gia đình đó một cách đúng đắn, phù hợp với các chuẩn mực của xã hội.

Chức năng kinh tế: Gia đình đƣợc coi nhƣ một đơn vị kinh tế cơ bản, độc lập

của xã hội. Mỗi gia đình trong xã hội điều tham gia vào quá trình lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Của cải vật chất này trƣớc hết dùng để nuôi sống các thành viên gia đình, làm giàu cho xã hội. Mỗi gia đình đều thực hiện các chức năng kinh tế, trong đó đa phần các thành viên gia đình tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra tài sản cho xã hội và khối tài sản chung cho gia đình. Khối tài sản chung này trƣớc hết đƣợc dùng vào việc phục vụ nhu cầu chung của tất cả các thành viên gia đình, tạo ra tài sản dự trữ cho gia đình. Các thành viên gia đình tùy theo khả năng và năng lực của từng ngƣời có trách nhiệm tạo dựng khối tài sản ngày càng lớn hơn. Trong một cộng đồng cùng chung sống nhƣng các gia đình đều có cách tạo dựng kinh tế để bảo đảm sự độc lập về kinh tế cho gia đình của mình. Ngoài đảm bảo cơ sở vật chất, kinh tế gia đình còn góp phần tích cực vào việc gia đình thực hiện các chức năng xã hội nhƣ sinh đẻ, nuôi dạy, giáo giục các thành viên gia đình. Nhƣ vậy, chức năng kinh tế giúp gia đình tạo dựng cơ sở vật chất để đảm bảo cuộc sống của các thành viên, giúp thực hiện tốt các chức năng khác của gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gia đình theo luật hôn nhân và gia đình việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 10 03 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)