Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gia đình theo luật hôn nhân và gia đình việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 10 03 (Trang 44 - 50)

2.1. Quan hệ giữa vợ và chồng

2.1.1. Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng

Quan hệ nhân thân của vợ chồng bao gồm quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng liên quan đến lợi ích tinh thần, phát sinh trên cơ sở kết hôn và tồn tại suốt trong thời kỳ hôn nhân, không phụ thuộc vào yếu tố tài sản, không định giá đƣợc bằng tiền và không thể chuyển giao cho ngƣời khác. Các quyền và nghĩa vụ đó bao gồm cả tình yêu, sự hòa thuận, sự tôn trọng lẫn nhau, việc xử sự trong gia đình, quan hệ đối với cha mẹ, các con và những thành viên khác trong gia đình. Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ này nhằm bảo đảm thỏa mãn nhu cầu tình cảm, tinh thần trong đời sống vợ chồng. Chính vì lẽ đó, khi điều chỉnh quan hệ này, thƣờng kết hợp giữa các quy định của pháp luật với những quy tắc đạo đức và lẽ sống trong xã hội. Luật HN&GĐ 2014 đã quy định rõ các quyền và nghĩa vụ vợ chồng phải yêu thƣơng, đùm bọc, chung sống, tôn trọng nhau trong các vấn đề của cuộc sống.

2.1.1.1. Bình đẳng giữa vợ và chồng

Hiện nay, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng đƣợc BLDS và Luật HN&GĐ 2014 điều chỉnh, Điều 40 BLDS 2005 quy định: “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong quan hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững”, Điều 19 Luật HN&GĐ 2014 quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa

vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”. Quyền bình đẳng của vợ

chồng đƣợc thể hiện trên mọi mặt thể hiện qua quyền lựa chọn nơi cƣ trú; việc nuôi dạy con; lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; tự do tín ngƣỡng, tôn giáo; đại diện cho nhau giữa vợ chồng; quyền yêu cầu ly hôn. Điều này hoàn toàn phù hợp với một xã hội văn minh và nhất là định hƣớng phát triển xã hội của nƣớc ta là phát triển xã hội theo chế độ xã hội chủ nghĩa, mọi ngƣời đều bình đẳng với nhau, không có sự phân biệt giữa đàn

ông và đàn bà, không có sự phân biệt giữa các giai cấp.... Ngoài ra, quy định này cũng còn có một ý nghĩa rất quan trọng đó là đảm bảo sự công bằng giữa vợ và chồng, xóa bỏ quan điểm cổ hủ lạc hậu từ thời phong kiến đó là đàn ông thì có nhiều quyền hơn đàn bà, chồng có nhiều quyền hơn vợ, chồng thƣờng là đối tƣợng đƣợc phục vụ và ngƣợc lại, vợ là đối tƣợng phải phục vụ chồng [22; tr.20-34]

Quyền bình đẳng của vợ chồng đƣợc thể hiện qua quyền lựa chọn nơi cƣ trú (Điều 20 Luật HN&GĐ 2014). Nơi cƣ trú của vợ chồng về nguyên tắc do vợ chồng tự lựa chọn, việc lựa chọn nơi cƣ trú không bị ràng buộc bởi phong tục tập quán, địa giới hành.Vợ chồng lựa chọn nơi cƣ trú hoàn toàn dựa vào hoàn cảnh thực tế, tính chất hoạt động nghề nghiệp, khả năng tài chính… Trong trƣờng hợp vợ chồng vì lí do công việc mà không thể cùng lựa chọn một nơi cƣ trú thì họ hoàn toàn có thể tự lựa chọn nơi cƣ trú riêng mà không ảnh hƣởng tới việc thực hiện nghĩa vụ với nhau và với gia đình. Ngƣời chồng hay ngƣời vợ đều không thể ép buộc nhau phải sống ở nhà vợ hay nhà chồng hay là một địa điểm khác. Để đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình và điều kiện làm việc của mỗi bên thì vợ chồng bàn bạc, thoả thuận quyết định lựa chọn nơi cƣ trú. Quy định của pháp luật nhằm xoá bỏ những quan niệm, tập tục có tính chất bắt buộc chỗ ở chung của nam nữ sau khi kết hôn “thuyền theo lái, gái theo chồng” hoặc tục ở rể của một số dân tộc thiểu số, buộc vợ, chồng không có quyền lựa chọn nơi ở chung.

Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc nuôi dạy con: Điều 2 Luật HN&GĐ 2014 quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích

cho xã hội”. Do vậy, vợ chồng đều bình đẳng với nhau trong việc trông nom, chăm

sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục con… tạo điều kiện cho con đƣợc sống trong môi trƣờng lành mạnh, yêu thƣơng, tôn trọng ý kiến của con, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, quan tâm, chăm lo cho sự phát triển của con về cả thể chất lẫn tinh thần…

Đồng thời, vợ chồng phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật khi họ không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong việc chăm sóc, giáo dục con.

Quyền đƣợc lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội: Dựa trên nguyên tắc vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt theo Luật HN&GĐ 2014 và nguyên tắc nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, gia đình và xã hội. Việc vợ chồng đƣợc tự lựa chọn nghề nghiệp riêng cho bản thân là hoàn toàn chính đáng, nhằm xóa bỏ quan hệ bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại hiện nay, đồng thời việc học tập nâng cao trình độ không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân, do vậy vợ chồng cần có sự bình đẳng và không có sự ngăn cản nhau trong việc thực hiện quyền này. Quyền bình đẳng là một trong những quyền cơ bản của công dân đƣợc quy định rất rõ trong tất cả các Hiến pháp của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong mọi quan hệ xã hội, bình đẳng thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau và trong quan hệ vợ chồng đều đó càng quan trọng hơn. Thời phong kiến ở các nƣớc phƣơng Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, phụ nữ không có tiếng nói ngoài xã hội và cả trong gia đình. Quan điểm trọng nam kinh nữ đã hình thành từ xa xƣa thể hiện sự bất công đối với ngƣời phụ nữ, “tại gia phòng phụ, xuất giá

phòng phu, phu tử phòng tử”ngƣời phụ nữ luôn phải nghe theo ý kiến của ngƣời

con trai trong gia đình, không đƣợc phép có tự do bất cứ vấn đề gì. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, con ngƣời ngày càng văn minh, những tập tục xƣa cũ gần nhƣ đƣợc loại bỏ. Trong gia đình, ngƣời vợ và ngƣời chồng có vai trò, nghĩa vụ ngang nhau, cùng nhau chia sẻ chăm lo cho gia đình hạnh phúc. Đặc biệt, Luật HN&GĐ 2014 đã có nhiều quy định mới đảm bảo bình đẳng giữa vợ và chồng trong nhiều mặt của cuộc sống: chỗ ở, con cái, công việc, tự do tín ngƣỡng tự do tôn giáo… Những quy định góp phần tạo điều kiện xây dựng những gia đình hạnh phúc, bền vững, tạo thêm những tế bào “khỏe mạnh” cho xã hội.

2.1.1.2. Tình nghĩa vợ chồng

Hôn nhân là bến bờ hạnh phúc của tình yêu đôi lứa, đăng ký kết hôn là xác nhận việc tự nguyện sống chung, cùng nhau yêu thƣơng chăm sóc lẫn nhau của ngƣời con trai và ngƣời con gái. Nền tảng của hôn nhân bền vững khi vợ chồng sống với nhau trọn tình trọn nghĩa. Tình nghĩa vợ chồng là tình thƣơng yêu, chăm sóc, san sẻ với nhau giữa vợ và chồng trong cuộc sống hôn nhân.

Thứ nhất, yêu thƣơng là điều tất yếu cần có trong tình yêu đôi lứa và càng

quan trọng hơn nữa trong mỗi một gia đình. Khi tình yêu đến độ chín muồi để tiến tới hôn nhân, yêu thƣơng không còn là trách nhiệm với nhau, đó còn là nghĩa vụ của vợ và chồng. Khoản 1 Điều 19 Luật HN&GĐ 2014 quy định vợ chồng phải có nghĩa vụ “chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau

xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững” . Nam nữ đến

với nhau, kết hôn với nhau hƣớng tới mục tiêu là xây dựng một gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Vì vậy, họ phải thực hiện những nghĩa vụ trên, nếu không thì có thể nói rằng gia đình sẽ khó mà tồn tại đƣợc. Khi đã trở thành vợ chồng thì tình cảm yêu thƣơng đó cũng cần phải đƣợc duy trì thì mới có thể đảm bảo cho sự bền vững của cuộc hôn nhân giữa họ. Vợ chồng phải tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Vợ chồng phải có ý thức chăm lo cho gia đình, phải biết san sẻ mọi việc, giảm bớt gánh nặng cho nhau. Vợ chồng quan tâm chăm sóc cho nhau, chia sẻ với nhau những áp lực của cuộc sống, cùng nắm tay nhau vƣợt qua những thách thƣc gian nan.

Thứ hai, vợ chồng chỉ cùng nhau đi đến cuối cuộc đời khi trọn vẹn tình thủy

chung son sắt. Để giữ đƣợc tình vợ chồng son sắt mặn nồng, buộc vợ chồng phải chung sống dƣới một mái nhà, vợ chăm lo cho chồng và chồng chiều chuộng chăm sóc đến vợ, ngƣời thứ ba không thể chen giữa và phá vỡ hạnh phúc của vợ chồng.

Nhƣng trong một số trƣờng hợp vì công việc hoặc hoàn cảnh, vợ và chồng có thể không sống chung, nhƣng phải đảm bảo tình yêu thƣơng son sắt dành cho nhau, luôn nghĩ về nhau. Khoản 2 Điều 19 Luật HN&GĐ quy định “vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, học tập, công tác, tham gia các hoạt động chính trị kinh tế,

văn hóa, xã hội hoặc lý do chính đáng khác”. Quy định này nhằm nhằm tránh các

trƣờng hợp hôn nhân trên danh nghĩa để thực hiện mục đích trái pháp luật. Đồng thời, quy định thể hiện mong muốn đƣợc chăm sóc thƣơng yêu san sẻ và đỡ đần nhau trong cuộc sống gia đình, cũng nhƣ gìn giữ đƣợc sự thủy chung vẹn toàn. Hạnh phúc gia đình sẽ luôn bền vững nếu vợ chồng một lòng một dạ thƣơng yêu quan tâm đến nhau.

Mặt khác, pháp luật cũng có những quy định xử phạt khi vợ chồng vi phạm nghĩa vụ chung thủy, vi phạm nghĩa vụ một vợ một chồng trong hôn nhân. Theo Khoản 1, Điều 48 Nghị định 67/2015/NĐ-CP quy định: Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng,phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con

riêng của chồng. Trong trƣờng hợp vi phạm chế độ hôn nhân gây hậu quả nghiêm

trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 147 – Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng nhƣ sau: “Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ, chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả

nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến

một năm”. Theo đó, nếu vợ chồng đã kết hôn (tức đăng ký kết hôn, tổ chức đám

cƣới, làm lễ hôn phối ở nhà thờ...) có hành vi chung sống với ngƣời khác gây hậu quả nghiêm trọng nhƣ: có con chung, ngƣời phụ nữ có hành vi tranh cƣớp chồng, ngƣời chồng đánh đập, ngƣợc đãi vợ con mình,lấy tài sản chung của gia đình để mua sắm, chu cấp cho “bên kia”; nghe theo lời “vợ nhỏ” gây chia rẽ hạnh phúc, về thúc ép xin ly hôn vợ...) sẽ bị xử lý hình sự.

Quy định của pháp luật góp phần giữ gìn hạnh phúc hôn nhân, xây dựng gia đình ấm êm bền vững, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho vợ chồng thực hiện nghĩa vụ của mình và nghĩa vụ với con cái.

Thứ ba, vợ chồng luôn tôn trọng danh dự, nhân phẩn, chung sống hòa thuận

với nhau, không đƣợc có hành vi đối xử ngƣợc đãi giữa vợ và chồng. Vợ chồng có nghĩa vụ tôn trọng lẫn nhau và cƣ xử với nhau một cách thanh lịch, văn minh. Pháp luật cấm vợ, chồng có hành vi ngƣợc đãi, hành hạ nhau , vợ chồng cũng không có quyền để cho ngƣời khác hành hạ, ngƣợc đãi chồng vợ mình. Sự ngƣợc đãi, hành hạ của một ngƣời đối với ngƣời còn lại, trong những trƣờng hợp đặc thù, có thể bị chế tài về hình sự. Theo Luật HN&GĐ 2014 Điều 21 “Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn

trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau”. Vợ chồng không

đƣợc quyền đứng về phía ngƣời xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chồng vợ mình. Trong trƣờng hợp thái độ cƣ xử của một ngƣời đối với ngƣời còn lại thể hiện sự xúc phạm nghiêm trọng đối với danh dự, nhân phẩm của ngƣời còn lại, ngƣời cƣ xử không đúng có thể bị chế tài về hình sự. Nếu vợ chồng là nạn nhân của một vụ xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thì chính nạn nhân là ngƣời có quyền yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại và yêu cầu công khai xin lỗi, chồng vợ không có quyền yêu cầu thay, trừ trƣờng hợp đƣợc nạn nhân uỷ quyền hợp lệ [4; tr.138 - 144]. Tuy

nhiên, cũng nhƣ trong trƣờng hợp vợ chồng bị xâm phạm về thân thể, chồng vợ của ngƣời bị xúc phạm về danh dự, nhân phẩm có thể tự mình khởi kiện, nếu cho rằng cũng chính hành vi xúc phạm đó làm tổn thƣơng trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm của riêng mình.

Tình nghĩa vợ chồng là tình cảm phù hợp với đạo lý. Làm vợ, chồng của nhau phải hiểu rõ và hành động theo tình cảm, bổn phận và nghĩa vụ của mình, và lợi ích của vợ, chồng và lợi ích của các con, lợi ích của gia đình. Quy định trên góp phần ngăn chăn hành vi đánh đập, xâm phạm thân thể nhân phẩm của nhau giữa vợ và chồng; ngăn chặn hành vi quan hệ ngoài hôn nhân của những ngƣời đang có vợ, có chồng. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hƣởng xấu đến đời sống gia đình và xã hội, cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ly hôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gia đình theo luật hôn nhân và gia đình việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 10 03 (Trang 44 - 50)