Quan hệ giữa anh chị em với nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gia đình theo luật hôn nhân và gia đình việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 10 03 (Trang 81 - 84)

2.3. Quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình

2.3.1. Quan hệ giữa anh chị em với nhau

Với những thế hệ trƣớc đây, hầu hết các gia đình đều đông con, thậm chí còn có nhiều gia đình một ngƣời cha mà có đến hai, ba ngƣời mẹ, nên quan hệ giữa anh, chị, em với nhau phức tạp hơn ngày nay rất nhiều. Ngày nay, mỗi gia đình chỉ thƣờng có từ một đến hai con, hoặc nhiều lắm là ba con – tất nhiên vẫn còn một số ngoại lệ - thì quan hệ giữa anh, chị, em trong gia đình trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Anh chị em là quan hệ đƣợc xác lập trên yếu tố huyết thống . Anh chị em là

những thành phần không thể thiếu trong một gia đình, bởi thực tế cho thấy các gia đình thƣờng có từ hai ngƣời con trở lên, chính vì vậy, Luật HN&GĐ 2014 vẫn kế thừa và ghi nhận về quyền và nghĩa vụ của anh chị em với nhau. Cụ thể đƣợc quy định tại Điều 105: “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục”

Có thể thấy rằng, quy định trên phù hợp với truyền thống của ngƣời Việt. Anh chị em có quyền nuôi dƣỡng nhau trong trƣờng hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, chăm sóc giáo dục con. Nhƣ vậy, có thể hiểu anh chị em trong gia đình chỉ phải nuôi dƣỡng nhau khi không còn cha mẹ hay cha mẹ không có điều kiện trông nom, chăm sóc nhau. Nhƣng xét về mặt đạo đức, anh chị em luôn có nghĩa vụ đùm bọc, nuôi dƣỡng nhau dù còn cha mẹ hay không còn cha mẹ, cha mẹ có điều kiện chăm sóc, nuôi dƣỡng con hay không. Nhƣng trong quan hệ pháp lý, quan hệ nuôi dƣỡng giữa anh chị em với nhau chỉ hình thành trong điều kiện cha mẹ không còn hoặc không có khả năng nuôi dƣỡng, có ít nhất một trong số anh chị em là ngƣời chƣa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi, không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi mình. Trong trƣờng hợp bố mẹ không còn hoặc bố mẹ đi làm ăn xa, không có điều kiện trực tiếp nuôi dƣỡng con cái thì vấn đề đặt ra là các anh chị em phải biết yêu thƣơng, đùm bọc, giúp đỡ, chăm sóc nhau để cùng nhau lớn lên, cùng nhau phát triển.

Ngoài sự kiện sinh đẻ thì cũng có những sự kiện khác dẫn đến những ngƣời này có quan hệ anh chị em với nhau nhƣ: do sự kiện nuôi con nuôi đã dẫn đến ngƣời con nuôi trở thành anh chị em với những ngƣời con của ngƣời nhận nuôi con nuôi. Ngƣời con nuôi bình đẳng với mọi ngƣời con khác của ngƣời nhận nuôi con nuôi trong gia đình. Do quan hệ hôn nhân mà hai ngƣời con trai kết hôn với hai chị

em gái trong một gia đình trở thành anh em rể với nhau hay còn gọi là anh em đồng hao, hai ngƣời con gái kết hôn với hai anh em trai trong một gia đình trở thành chị em dâu với nhau, một ngƣời kết hôn với con trai và một ngƣời kết hôn với con gái của cùng một gia đình trở thành con dâu, con rể của gia đình đó và cũng trở thành anh em dâu rể với nhau. Do quan hệ huyết thống mà những ngƣời con cô, con cậu, con chú, con bác, con dì là anh em họ của nhau. Ngoài ra, con riêng của vợ, con riêng của chồng cũng trở thành anh, chị, em của nhau do sự kiện hôn nhân giữa bố mẹ của những ngƣời con đƣa lại. Khi những ngƣời trên cùng sống chung trong gia đình với nhau thì những ngƣời này là thành viên gia đình và giữa những ngƣời này cũng thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

Mặt khác, anh chị em còn có nghĩa vụ cấp dƣỡng cho nhau theo quy định tại điều 112 Luật HN&GĐ 2014: “Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và

không có tài sản để tự nuôi mình”. Tất cả những quy định trên thể hiện đƣợc trách

nhiệm, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình là phải luôn đùm bọc, quan tâm, thƣơng yêu, giúp đỡ nhau nhất là những khi khó khăn, thiếu thốn, thể hiện tình anh em, máu mủ.

Anh, chị, em còn có nghĩa vụ và quyền giám hộ cho nhau theo quy định tại Điều 59 BLDS. Theo quy định trên thì anh chị ruột có nghĩa vụ là ngƣời giám hộ cho em chƣa thành niên không còn cả cha và mẹ, không xác định đƣợc cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện

chăm sóc, giáo dục ngƣời em chƣa thành niên đó. Nếu anh chị không thể thỏa thuận đƣợc thì anh cả hoặc chị cả sẽ là ngƣời giám hộ, nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm ngƣời giám hộ thì anh, chị tiếp theo là ngƣời giám hộ. Khi đó thì anh chị sẽ có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của ngƣời giám hộ đối với em chƣa thành niên.

Nhƣ vậy, do sự kiện sinh đẻ và sự kiện nuôi con nuôi thì những ngƣời này trở thành anh em của nhau và là thành viên gia đình ngay cả khi những ngƣời này không cùng sống chung trong gia đình. Những trƣờng hợp khác nhƣ do quan hệ hôn nhân đem lại nhƣ chị em dâu, anh em rể, anh chị em dâu và rể hay con riêng của vợ hoặc của chồng, anh chị em con cô, dì, chú, bác, cậu chỉ trở thành thành viên gia đình khi những ngƣời này cùng sống chung trong gia đình, khi những ngƣời này không cùng sống chung trong gia đình thì không đƣợc thừa nhận là thành viên gia đình. Qua đây cho thấy, trong thực tiễn xác định anh em rộng hơn rất nhiều so với quy định của pháp luật hiện hành về quan hệ anh chị em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gia đình theo luật hôn nhân và gia đình việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 10 03 (Trang 81 - 84)