Những khó khăn thực thi quy định về mang thai hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gia đình theo luật hôn nhân và gia đình việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 10 03 (Trang 98 - 100)

3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về gia đình

3.1.3. Những khó khăn thực thi quy định về mang thai hộ

Thứ nhất, Việc đƣa ra quy định giới hạn đối tƣợng là ngƣời mang thai hộ

nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng thƣơng mại hóa hoạt động này. Câu hỏi đặt ra là, liệu có thể ngăn chặn đƣợc hiện tƣợng lách luật để biến mang thai nhân đạo thành mang thai thƣơng mại hay không? Có nhiều ý kiến cho rằng, nếu chỉ cho đối tƣợng mang thai hộ là ngƣời trong phạm vi gia đình thì sẽ có rất nhiều ngƣời thiệt thòi, nhƣ những ngƣời không có chị em nào để nhờ mang thai hộ hoặc nếu có mà chị em đó không muốn mang thai hộ… Và khi đó, liệu họ có thể chấp nhận việc mãi mãi không có con hay sẽ tìm đến một đối tƣợng khác nhờ mang thai hộ, lúc ấy sẽ không tránh khỏi các loại "biến tƣớng" đã bị cấm nhƣ "đẻ thuê".

Thực tế cho thấy, việc "đẻ thuê" vốn dĩ đã tồn tại từ rất lâu dù vi phạm pháp luật và vấn đề đạo đức xã hội. Vẫn có nhiều cặp gia đình hiếm muộn hoặc những ngƣời chồng lỡ thì tìm đến những nơi có dịch vụ này để giải quyết vấn đề con cái. Với cái giá từ 10-15 triệu/lần thì đó không phải là vấn đề quá khó khăn đối với những gia đình có điều kiện. Việc cho phép mang thai hộ theo Luật HN&GĐ sửa đổi mới đây cũng chỉ khiến cho chuyện này trở nên dễ dàng hơn mà thôi. Ngƣời ta thƣờng nói, có cầu ắt có cung, khi nhu cầu của những ngƣời cần có con vẫn cao thì không thể tránh đƣợc việc nhiều ngƣời nhận "đẻ thuê". Hiện tại, khi đã cho phép “mang thai hộ”, vấn đề đối với ngƣời nhờ mang thai hộ chỉ nằm trên giấy tờ. Nếu muốn quản lý chặt chẽ, cấm chuyện "đẻ thuê", chúng ta cần phải theo sát những vấn đề liên quan nhƣ làm giả giấy tờ, đi cửa sau để có giấy tờ hợp lệ. Hơn nữa, với việc thích thủ tục nhanh gọn, không lằng nhằng, không phải nài nỉ nhờ vả thì

chuyện các gia đình hiếm muộn tìm đến dịch vụ "đẻ thuê" là điều không tránh khỏi. Thật vậy, nhiều ngƣời dân thích sự nhanh gọn, đơn giản và cũng vì thế mà sinh ra nạn "phong bì". Thế nên chắc chắn rằng chuyện bỏ tiền ra để có đƣợc đứa con một cách nhanh chóng, không lằng nhằng thủ tục sẽ vẫn còn đƣợc nhiều ngƣời tìm đến. Cho đến khi họ chƣa nhìn thấy đƣợc hậu quả, hệ lụy và các rắc rối phát sinh từ việc nhờ "đẻ thuê" trái pháp luật mang đến thì họ vẫn tìm đến loại dịch vụ này. Ngoài những vấn đề mâu thuẫn phát sinh giữa ngƣời "đẻ thuê" và khách hàng thì việc tìm đến dịch vụ này cũng đã tiếp tay khiến các tệ nạn buôn bán ngƣời để "đẻ thuê" nhức nhối hơn. Nhƣng hiện tại pháp luật chƣa quy định nào về việc xử phạt đối với những ngƣời mang thai hộ vì mục đích thƣơng mại.

Thứ hai, Xin nêu ra những bất cập khó khả thi của điều 95 là ở chỗ tại Điểm

b, Khoản 2 có quy định: Vợ chồng có quyền nhờ ngƣời mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây: b) Vợ chồng đang không có con chung. Nếu quy định nhƣ trên tức là đã hạn chế quyền có con thứ hai, nói cách khác là những ngƣời vì lý do nào đó nên không may mắn là chỉ sinh đƣợc một con thì sẽ bị cắt mất quyền đƣợc làm cha, làm mẹ của con thứ hai. Trong khi đó, chính sách của Nhà nƣớc khuyến khích mỗi gia đình có một đến hai con. Đối với những vợ chồng tuy đã có con chung, nhƣng ngƣời con bị khuyết tật nên muốn đƣợc nhờ ngƣời khác mang thai hộ thì không đƣợc pháp luật cho phép. Vì trong Luật HN&GĐ không có điều khoản nào quy định về vấn đề này. Bởi vì hiện nay, pháp luật Việt Nam coi ngƣời khuyết tật cũng là ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ của một công dân. Tuy nhiên, xét ở góc độ nhân đạo thì đối với những vợ chồng trong hoàn cảnh này nếu có thêm một đứa con từ việc mang thai hộ với sức khỏe tốt, sau này sẽ chăm sóc cha mẹ già yếu và ngƣời anh/chị bị khuyết tật... là rất nhân đạo.

Bất cập thứ ba, nằm ở điều kiện đối với ngƣời mang thai hộ đƣợc quy định

phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Là ngƣời thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ... Theo quy định trên, ai sẽ là ngƣời xác nhận, cơ quan nào có đầy đủ tƣ cách về mặt tƣ pháp để xác nhận cho ngƣời có nhu cầu mang thai hộ? Chƣa hết, việc xác nhận này đƣợc chứng thực trên những loại giấy tờ gì?... Việc xác nhận ngƣời mang thai hộ cùng hàng bên vợ hoặc bên chồng với vợ hay chồng ngƣời cần mang thai hộ nếu là trách nhiệm của cơ quan hành chính, vậy thì ngƣời ký phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật nhƣ thế nào về việc xác nhận này. Việc xin giấy xác nhận này do vợ hoặc chồng ngƣời có nhu cầu mang thai hộ tự lo về mặt thủ tục hành chính hay ngƣời mang thai hộ phải làm.

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gia đình theo luật hôn nhân và gia đình việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 10 03 (Trang 98 - 100)