Gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gia đình theo luật hôn nhân và gia đình việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 10 03 (Trang 35 - 39)

1.4. Khái quát sự điều chỉnh của pháp luật hôn nhân và gia đình về gia đình qua

1.4.3. Gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám

Tám đến nay

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nƣớc ta đã trải quan nhiều giai đoạn khác nhau, thời kỳ đấu tranh chống thực dân, thời kỳ chống đế quốc xâm lƣợc. Đứng trƣớc muôn vàn khó khăn về kinh tế, chính trị nhƣng Nhà nƣớc ta đã không ngừng ban hành các văn bản pháp luật để ổn định đời sống cho nhân dân. Trong những văn bản pháp luật đó thì Luật HN&GĐ đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm. Điều này đƣợc thể hiện qua lời dạy của Bác Hồ vào tháng 4 năm 1959: “Luật hôn nhân và gia đình là Luật liên quan đến mọi người trong xã hội. Sau

Hiến pháp, nó quan trọng thứ nhì, cho nên phải tạo điều kiện thuận lợi để mọi

người được góp ý về nội dung và kỹ thuật thể hiện” [33; tr45].. Từ năm 1945 đến

nay có thể chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954, Giai đoạn tiếp theo là từ năm 1954 đến năm 1975, Giai đoạn cuối là từ năm 1975 đến nay.

Giai đoạn năm 1945 -1954: Nƣớc ta trải qua thời kỳ cách mạng dân tộc dân

chủ nhân dân. Đây là giai đoạn nƣớc ta vô cùng khó khăn về mọi mặt. Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn tồn tại, việc xóa bỏ các tàn tích phong kiến lạc hậu không dễ dàng. Các chế độ hôn nhân và gia đình lạc hậu ăn sâu vào trong đời sống và tiềm thức của nhân dân. Thêm vào đó, thực dân Pháp lại âm mƣu trở lại xâm lƣợc nƣớc ta một lần nữa. Năm 1946 kháng chiến chống Pháp đã bùng nổ. Đứng trƣớc tình hình đó Nhà nƣớc ta chƣa ban hành một đạo luật cụ thể nào để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình. Thay vào đó Sắc lệnh 90 – SL ngày 10/10/1945 quy định vẫn cho phép vận dụng những quy định trong pháp luật cũ có chọn lọc, theo nguyên tắc không trái với lợi ích của Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa và lợi ích của nhân dân lao động. Cùng với đó tiến hành phong trào “vận động đời sống mới” để vận động nhân dân tự nguyện xóa bỏ những hủ tục phong kiến lạc hậu trong đời sống hôn nhân và gia đình. Năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nƣớc ta đƣợc ban hành. Điều 9 Hiến pháp 1946 quy định: “Đàn bà ngang quyền

với đàn ông về mọi phương diện”, đây là cơ sở pháp lý để giải phóng phụ nữ và

đấu tranh xóa bỏ các chế độ hôn nhân và gia đình lạc hậu. Một biểu hiện rất rõ lúc bấy giờ là phụ nữ đã tham gia vào các công việc xã hội đồng thời cũng thoát khỏi những ràng buộc của chế độ đại gia đình phong kiến. Năm 1950, Nhà nƣớc ta đã ban hành hai Sắc lệnh điều chỉnh quan hệ HN&GĐ là Sắc lệnh 97 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật, Sắc lệnh 159 quy định về vấn đề ly hôn. Hai Sắc lệnh này đã góp phần không nhỏ vào cuộc cách mạng văn hóa, xóa bỏ chế độ

HN&GĐ phong kiến lạc hậu, giải phóng con ngƣời và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Nhƣ vậy, với việc chƣa ban hành một văn bản pháp luật cụ thể về HN&GĐ, cùng với việc cho phép vận dụng những quy định trong pháp luật cũ có chọn lọc. Do đó, những thành viên gia đình trong thời kỳ này đã có nhiều sự thay đổi, nhiều ngƣời đã thoát khỏi sự ràng buộc trƣớc đây trong tƣ tƣởng cũ để tham gia vào các công việc xã hội, đặc biệt là phụ nữ. Điểm thay đổi nhiều nhất giữa các thành viên gia đình là vấn đề tƣ tƣởng, tƣ tƣởng gia trƣởng và đa thê đã từng bƣớc bị xóa bỏ.

Giai đoạn từ 1954-1975: Đây là giai đoạn đất nƣớc ta thực hiện hai nhiệm vụ Cách

mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam. Mặc dù năm 1954 cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nhƣng nƣớc ta vẫn tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị hoàn toàn khác biệt. Miền Bắc đã trải qua một số sự kiện làm thay đổi sâu sắc đời sống các gia đình trong xã hội là cuộc cải cách ruộng đất năm 1957, ban hành Hiến pháp năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1959. Điều 24 Hiến pháp năm 1959 ghi nhận: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Cùng việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương. Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển

các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình”.

Luật HN&GĐ năm 1959 ghi nhận bốn nguyên tắc: Nguyên tắc hôn nhân tự do và tiến bộ; nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng; nguyên tắc nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của ngƣời phụ nữ trong gia đình; nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái. Những sự kiện này đã khẳng định bản chất pháp luật của nhà nƣớc dân chủ cộng hòa, mục đích là để phục vụ lợi ích của nhân dân lao động. Quyền lợi của các

thành viên gia đình đƣợc bảo đảm và đƣợc Nhà nƣớc bảo vệ. Từ các quan hệ ngoài xã hội cho đến các quan hệ trong gia đình, bình đẳng nam nữ đã đƣợc đƣa lên một tầm cao mới. Ngƣời phụ nữ trƣớc đây chỉ biết phục tùng thì nay đã có các quyền nhƣ nam giới. Không chỉ có ngƣời vợ trong gia đình mà quyền lợi của các con cũng đã đƣợc ghi nhận và bảo vệ.

Nhƣ vậy quan hệ giữa các thành viên gia đình đã có nhiều thay đổi, ngƣời vợ từ ngƣời “vô năng lực về mặt hộ” đã trở thành ngƣời có quyền năng đầy đủ nhƣ ngƣời chồng “Trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng về mọi mặt” (Điều 21, Luật HN&GĐ 1959). Không chỉ ngƣời vợ mà các con cũng đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ quyền lợi, giữa cha mẹ và con đã đƣợc ghi nhận “Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái. Con cái có nghĩa vụ kính yêu, săn sóc,

nuôi dưỡng cha mẹ” (Điều 17, Luật HN&GĐ 1959), các con trong gia đình cũng

không còn sự phân biệt con trai hay con gái “Con trai và con gái có quyền lợi và

nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình” (Điều19, Luật HN&GĐ 1959).

Miền Nam dƣới chính quyền Ngụy Sài Gòn cũng đã ban hành các văn bản pháp luật nhƣ: Luật gia đình 1959, Sắc luật số 15/64, Bộ dân luật năm 1972. Các văn bản pháp luật này đều nghiêm cấm chế độ đa thê, nhƣng vẫn quy định chế độ bất bình đẳng giữa vợ và chồng, bảo vệ quyền gia trƣởng, phân biệt đối xử giữa các con… Một trong những quy định không phù hợp với thực tiễn là cấm ly hôn. Với những quy định này thì quan hệ giữa các thành viên gia đình cũng đã có nhiều thay đổi so với thời kỳ phong kiến, nhƣng nhìn chung vẫn là sự bất bình đẳng, do đó không thể tránh khỏi sƣ xâm phạm quyền lợi giữa các thành viên.

Giai đoạn từ năm 1975 đến nay: Nƣớc ta hoàn toàn độc lập, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa VI đã thống nhất đặt tên nƣớc, cùng với đó Nghị quyết 76/1977/CP của Hội đồng chính phủ quy định về việc thực hiện pháp luật thống nhất trên phạm vi cả nƣớc.

Năm 1980, Quốc hội khóa VI, kỳ hợp thứ 7 đã chính thức thông qua bản Hiến pháp thứ ba. Bản Hiến pháp này dành bốn Điều 38, 47, 63, 64 để quy định về các nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa. Lúc này tình hình đất nƣớc đã có nhiều thay đổi, nhiều quan hệ xã hội nói chung và quan hệ trong gia đình nói riêng đã không còn nhƣ những năm 1959. Luật HN&GĐ 1959 đã hoàn thành vai trò của nó. Đòi hỏi của thực tiễn cần có luật HN&GĐ mới phù hợp để thúc đẩy xã hội phát triển. Năm 1986, Luật HN&GĐ mới đƣợc thông qua, trên cơ sở đã kế thừa luật HN&GĐ 1959. Luật HN&GĐ năm 1986 đƣợc xây dựng trên năm nguyên tắc, một số nguyên tắc đã đƣợc sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Đó là: Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện và tiến bộ; nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng; nguyên tắc vợ chồng bình đẳng; bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và con; bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Luật HN&GĐ năm 1986 đã góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ, xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa thật sự dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc và bền vững, góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Tình hình trong nƣớc và thế giới thay đổi nhanh chóng đã tác động không nhỏ đến các quan hệ hôn nhân và gia đình. Thêm vào đó, Luật HN&GĐ năm 1986 ban hành vào đầu thời kỳ đổi mới, sau hơn 10 năm thực hiện, thực tiễn cho thấy đã có nhiều vƣớng mắc trong giải quyết tranh chấp, điều này đòi hỏi cần phải sửa đổi Luật HN&GĐ cụ thể và toàn diện hơn cho phù hợp với tình hình mới. Năm 1992, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp mới, Hiến pháp năm 1992 này đã dành năm điều là 30, 35, 40, 63, 64 để quy định về chế độ hôn nhân và gia đình. Trên cơ sở pháp lý này luật HN&GĐ đã đƣợc ban hành năm 2000 và mới đây nhất là luật HN&GĐ đã đƣợc ban hành năm 2014 tiếp tục kế thừa và phát triển hệ thống luật HN&GĐ trƣớc đây. Nhiều quy định trong luật HN&GĐ thể hiện tính phù hợp với sự nghiệp đổi mới đất nƣớc của Đảng và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gia đình theo luật hôn nhân và gia đình việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 10 03 (Trang 35 - 39)