Trong chừng mực nào đó, có thể hiểu hôn nhân và gia đình là tập hợp các quy định chi phối sự thành lập và vận hành của gia đình. Có ba sự kiện cơ bản liên quan đến gia đình mà từ việc phân tích ba sự kiện ấy, ngƣời làm luật đề ra các quy tắc của mình: sự phối hợp giữa một ngƣời đàn ông và một ngƣời đàn bà, nhằm xây dựng cuộc sống chung; sự sinh con và việc giáo dục con. Vai trò của luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình đƣợc xác định tùy theo kết quả xác định mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và gia đình, hay đúng hơn, tùy theo mức độ tự chủ của gia đình đối với Nhà nƣớc, trong quá trình hình thành và phát triển của các sự kiện ấy.
Pháp luật điều chỉnh về gia đình có sự khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử, tùy thuộc vào vị trí vai trò của gia đình trong xã hội mỗi thời kỳ. Gia đình tự chủ, về phần mình, đƣợc tổ chức theo mô hình Nhà nƣớc quân chủ và đƣợc đứng đầu bởi một ngƣời chủ gia đình với những quyền hạn rộng rãi trong quan hệ với các thành viên khác. Quyền tự do cá nhân trong gia đình tự chủ thƣờng đƣợc đặt ở vị trí thứ yếu so với lợi ích của gia đình.
Luật đóng vai trò tích cực, một khi gia đình đƣợc coi nhƣ một tập hợp nhỏ của một số thành viên của xã hội khi gia đình xã hội đều đƣợc trao trách nhiệm đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của thành viên đó, nghĩa là trong điều kiện quan hệ gia đình cần đƣợc xã hội hóa. Gia đình xã hội hóa đƣợc tổ chức theo mô hình của Nhà nƣớc dân chủ. Quyền tự do cá nhân trong gia đình đƣợc luật thừa nhận và bảo vệ; quan hệ giữa các thành viên trong gia đình chịu sự chi phối của cùng hệ thống quy tắc áp dụng để điều chỉnh quan hệ giữa các thành viên trong xã hội.
Luật cũng có thể đóng vai trò phụ trợ trong một số trƣờng hợp và tích cực trong một số trƣờng hợp khác, một khi gia đình đƣợc coi nhƣ một tập hợp nhỏ của một số thành viên của xã hội, nhƣng lại là một tập hợp đặc biệt gồm các thành viên gắn bó với nhau do quan hệ thân thuộc hoặc hôn nhân. Gia đình đƣợc tổ chức dựa
theo tôn ti tự nhiên cũng nhƣ dựa theo các tiêu chí chung của xã hội về quan hệ bình thƣờng giữa các thành viên trong xã hội. Quyền tự do cá nhân đƣợc tôn trọng trong chừng mực nó không gây phƣơng hại đến vận mệnh và lợi ích của gia đình.
Tính chất phòng ngừa phổ biến. Cũng nhƣ tất cả các ngành luật, luật HN&GĐ đƣợc xây dựng và hoàn thiện bởi sự thôi thúc của yêu cầu bảo đảm trật tự xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị trong điều kiện sự xung đột giữa ngƣời và ngƣời, chứ không phải sự hòa hợp, là thuộc tính của quan hệ xã hội. Luật ghi nhận những thái độ cƣ xử bị cấm hoặc đƣợc cho phép và bằng cách đó, ngăn ngừa việc xảy ra những vụ phạm pháp.
Luật HN&GĐ nhằm đến mục đích cao nhất là góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, hòa thuận và điều đó cần thiết cho sự phát triển bền vững của xã hội. Các quy tắc của luật đều có tác dụng phòng ngừa hoặc xử lý những tình huống khủng hoảng và bi kịch trong đời sống gia đình. Cấm kết hôn giữa những ngƣời thân thuộc, Nhà nƣớc ngăn ngừa sự hình thành các gia đình thoái hóa về nòi giống và về đạo đức; áp đặt nghĩa vụ chung thủy giữa vợ và chồng, Nhà nƣớc ngăn ngừa sự đổ vỡ của hôn nhân dân đến sự tan rã của gia đình; quy định rằng con phải kính trọng cha mẹ, Nhà nƣớc ngăn ngừa khả năng xuất hiện những đứa con ngỗ ngƣợc trong gia đình (và qua đó hạn chế khả năng xuất hiện những thành viên xấu của xã hội); quy định thành phần khối tài sản chung, khối tài sản riêng của vợ, chồng, Nhà nƣớc hạn chế sự phát triển của các cuộc hôn nhân với động cơ không lành mạnh - hôn nhân vì tiền. Mặt khác đảm bảo đƣợc việc thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình trên nền tảng cơ sở vật chất nhất định.
Các mối quan hệ giữa ngƣời và ngƣời trong gia đình đƣợc chia thành hai nhóm: quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
- Quan hệ nhân thân. Bao gồm các quan hệ đƣợc xác lập trong cuộc sống tâm tinh và tình cảm của các thành viên trong gia đình. Ở trung tâm của hệ thống
quan hệ nhân thân trong gia đình, ta có các quan hệ giữa vợ và chồng; bên cạnh đó là các quan hệ giữa cha mẹ và con, giữa anh, chị, em; trong gia đình nhiều thế hệ còn có quan hệ giữa ông bà và cháu. Mối quan hệ nhân thân giữa các thành viên gia dình đƣợc điều chỉnh bởi pháp luật tạo nên nền tảng vững chắc cơ bản cho gia đình tạo sự gắn bó đoàn kết, yêu thƣơng giúp đỡ lẫn nhau giữa cá thành viên gia đình.
- Quan hệ tài sản. Bao gồm các quan hệ đƣợc xác lập giữa các thành viên của gia đình trên đối tƣợng là các tài sản trong gia đình. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng giữa vị trí then chốt; kế đến là quan hệ tài sản giữa cha mẹ và con chƣa thành niên. Quan hệ nuôi dƣỡng cũng đƣợc coi là có tính chất tài sản. Cuối cùng, nhƣng đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với việc bảo đảm cơ sở vật chất cho sự kế tục của gia đình, là các quan hệ thừa kế. Điều chỉnh quan hệ tài sản giữa các thành viên gia đình là yêu cầu tất yếu để đảm bảo sự tồn tại, phát triển của gia đình cũng nhƣ của từng thành viên gia đình; Xác lập cách xử sự phù hợp của các thành viên gia đình về tài sản trên cơ sở bảo đảm lợi ích chung của gia đình.
Tóm lại, sự điều chỉnh pháp luật đối với gia đình là cần thiết nhằm xây dựng mô hình gia đình phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sự cũng nhƣ trong xu thế hội nhập quốc tế.
Chƣơng 2
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC QUAN HỆ CỦA GIA ĐÌNH
Bất cứ ai cũng đƣợc sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tƣ vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống vừa là trƣờng học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con ngƣời. Gia đình là một nhóm ngƣời sống chung và gắn bó với nhau bởi tình cảm, hôn nhân, huyết thống, nuôi dƣỡng. Trên cơ sở đó hình thành nên các mối quan hệ cơ bản: quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình đối với nhau. Dựa vào các mối quan hệ đó, các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ đối với nhau: bố mẹ có nghĩa vụ nuôi dƣỡng, giáo dục con cái, con cháu có trách nhiệm hiếu thảo phụng dƣỡng bố mẹ ông bà, vợ chồng phải yêu thƣơng tôn trọng lẫn nhau. Pháp luật HN&GĐ điều chỉnh về các mối quan hệ cơ bản đó nhằm mục đích xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc bền vững.