Đặc điểm và mục tiêu của gia đình Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gia đình theo luật hôn nhân và gia đình việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 10 03 (Trang 27 - 31)

1.3. Các chức năng cơ bản và đặc điểm của gia đình trong điều kiện kinh tế xã

1.3.2 Đặc điểm và mục tiêu của gia đình Việt Nam

Có thể nói gia đình là vấn đề của mọi dân tộc và thời đại. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, vấn đề gia đình nổi lên nhƣ một tiêu điểm trọng yếu đƣợc cả giới hàn lâm và giới chính trị quan tâm. Nƣớc ta đang thực hiện công nghiệp hóa – đô thị hóa với quy mô và tốc độ ngày càng gia tăng. Đồng thời với quá trình này là sự chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trƣờng. Cố nhiên, những biến chuyển kinh tế – xã hội mạnh mẽ đó không thể không tác động sâu sắc đến thiết chế gia đình, một thiết chế lâu đời và bền vững song cũng hết sức nhạy cảm với mọi biến đổi đa chiều của xã hội. Thiết chế có tính bền vững này cũng đang vận động, đổi mới và thích ứng với nhu cầu của thời đại.

Đặc điểm của gia đình Việt Nam truyền thống đƣợc cho là loại gia đình chứa nhiều yếu tố dƣờng nhƣ bất biến, ít đổi thay, ra đời từ nôi văn hóa bản địa, đƣợc bảo lƣu và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Là sản phẩm của nền văn minh Á Đông chịu ảnh hƣởng của Khổng giáo: chẳng hạn nhƣ trọng nam kinh nữ, con trai nối dõi tông đƣờng nhằm lƣu truyền nòi giống và thờ phụng, nhớ ơn sinh thành của tổ tiên, tôn sƣ trọng đạo, kính trên nhƣờng dƣới… Nhƣng tựu chung lại có thể kể ra những đặc điểm mang tính chất truyền thống trong gia đình Việt Nam nhƣ sau:

+ Đề cao tính cộng đồng: Gia đình truyền thống đƣợc coi là đại gia đình mà các thành viên liên kết với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống. Trong gia đình này có thể cùng chung sống từ 3 thế hệ trở lên: ông bà – cha mẹ – con cái mà ngƣời ta quen gọi là "tam, tứ, ngũ đại đồng đƣờng". Kiểu gia đình này khá phổ biến và tập trung nhiều nhất ở nông thôn Bắc Bộ. Nền kinh tế tiểu nông là cơ sở phát sinh và tồn tại của nó. Về mặt tâm lý, ngƣời Việt Nam luôn có xu hƣớng quần tụ con cái xung quanh mình. Điều đó thể hiện địa vị chi phối tuyệt đối của tập thể gia đình đối với mỗi thành viên. Tinh thần vì lợi ích chung, vừa coi trọng đúng mức vai trò cá nhân đồng thời vừa coi trọng tập thể gia đình

+ Gia đình mang tính Phụ quyền, gia tƣờng đƣợc đề cao, chi phối các thành viên khác của gia đình: ngoài tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ, con cái trong gia đình thƣờng đƣợc mang họ bố. Ngƣời nam giới trong gia đình có vai trò, vị trí quan trọng trong việc quyết định các vấn đề lớn trong gia đình. Trong một cộng đồng lớn mang tính chất huyết thống nhƣ gia tộc (dòng họ) ngƣời đứng dầu đƣợc chọn là nam giới

+ Đặc điểm duy tình: Tình nghĩa trong gia đình ngƣời Việt đƣợc đề cao nhƣ tình nghĩa vợ chồng, cha mẹ với con cái, anh trong nhà, tình nghĩa gia đình với họ tộc, làng xóm láng giềng…trong cách xử sự thƣờng trọng tình mà ít trọng lý.

*Mục tiêu xây dựng gia đình Việt nam trong giai đoạn hiện nay

Gia đình Việt Nam đang trong bƣớc chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại trên nhiều phƣơng diện và xu hƣớng khác nhau. Đó là sự chuyển đổi hết sức phức tạp và trong xã hội còn tồn tại những quan niệm khác nhau về giá trị, chuẩn mực trong các mối quan hệ gia đình. Gìn giữ những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống nhƣng cũng luôn cập nhật, tiếp thu những giá trị văn hóa hiện đại của xu hƣớng toàn cầu hóa. Mục đích hƣớng tới để phát triển gia đình trong xã hội hiện nay là xây dựng gia đình: Bình đẳng, no ấm, hòa thuận, hạnh phúc, bền vững xây dựng trên cơ sở gắn bó tình yêu thƣơng.

Về yếu tố “bình đẳng”: Trƣớc hết, cơ sở của bình đẳng là nhận thức của các thành

viên gia đình theo hƣớng các gia đình tạo cơ hội bình đẳng và công bằng cho tất cả các thành viên, trong đó có bình đẳng nam nữ. Cơ hội bình đẳng là sự điều hòa giữa văn hóa cá nhân và văn hóa tập thể, giữa nhu cầu của cá nhân và điều kiện thực tế của gia đình, giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần của các thành viên, giữa cơ hội của cá nhân cụ thể với sự nhƣờng nhịn của các thành viên khác. Nhận thức đúng về bình đẳng trong cơ hội sẽ tạo điều kiện cho tất cả các thành viên

trong gia đình đƣợc phát triển, không lạm dụng sự hy sinh vô điều kiện của thành viên này và ƣu đãi đặc biệt cho thành viên khác, không tạo sự kỳ thị, phân biệt đối xử giữa các thành viên. Gia đình nào có xử sự công bằng đối với các thành viên sẽ tạo đƣợc sự đoàn kết bền vững, tính hợp tác tự nguyện và có hiệu quả của các thành viên. Bình đẳng giới là quan điểm hiện đại đối lập với chủ nghĩa nam quyền “trọng nam, khinh nữ” trong chế độ phong kiến. Sự tôn trọng phụ nữ khiến cho ngƣời phụ nữ có vai trò chủ động, sáng tạo trong các hoạt động sản xuất, hoạt động gia đình và cộng đồng.

Về yếu tố “no ấm”: No ấm là việc các thành viên trong gia đình bảo đảm sự chu

cấp đầy đủ cho nhau về vật chất nhằm tạo điều kiện cho mọi ngƣời phát triển về thể chất, tinh thần. Mặc dù có sự phân tầng xã hội nhƣng nhìn chung kinh tế của nhiều gia đình Việt Nam đang tăng lên, đây là cơ sở cho việc thực hiện các tiêu chí “no ấm” . Sƣ̣ phu ̣c hồi nền kinh tế có ảnh hƣởng tới cuô ̣c sống của các gia đình . Điều tra xã hội học của Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (năm 2014) về tiêu chí “no ấm” cho thấy, nhiều gia đình đã đạt đƣợc tiêu chí cao hơn là “ăn ngon, mặc đẹp”. Mức sống kinh tế và văn hóa của nhiều gia đình đã đạt ngang bằng nhiều nƣớc trên thế giới. Trên thực tế, hai tiêu chí “ít con” và “no ấm “ đã gắn bó không thể tách rời.

Về yếu tố “hạnh phúc”: Để đạt đƣợc hạnh phúc, hầu hết những ngƣời đƣợc hỏi

đều thừa nhận gia đình Việt Nam hiện nay cần phải đƣợc kế thừa các giá trị truyền thống. Đó là tình thƣơng yêu trong gia đình, các chuẩn mực về cha mẹ nhân từ, con cái hiếu thảo, anh em nhƣ thể tay chân, vợ chồng hòa thuận. Gia đình là nơi thực hiện giáo dục kiến thức, văn hóa, đạo đức; là nơi các thành viên gắn bó, yêu thƣơng và cùng xây dựng hạnh phúc. Bên cạnh đó, gia đình Việt Nam phải kết hợp với tinh hoa của nhân loại. Đó là quyền cá nhân, trong đó có quyền của phụ nữ và trẻ em, bình đẳng giới và các tiêu chí văn minh khác. Gia đình có hạnh phúc thì

mới đảm bảo sự bền vừng, ngƣợc lại, bền vững sẽ củng cố hạnh phúc gia đình và các thành viên trong gia đình.

Qua phân tích, có thể đi đến kết luận rằng, gia đình Việt Nam đã và đang biến đổi dƣới sự tác động của những biến đổi về kinh tế, xã hội và giao lƣu văn hoá toàn cầu. Sự biến đổi đó không tách rời hoàn toàn với những đặc trƣng của gia đình truyền thống mà là sự điều chỉnh, thích nghi với những hoàn cảnh và điều kiện xã hội mới. Thực tế, gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức và phải lựa chọn cho mình một khuôn mẫu phù hợp, trong đó có sự cân bằng giữa việc bảo lƣu những yếu tố truyền thống bền vững với những thay đổi không ngừng của xã hội hiện đại. Với khả năng thích ứng cao trên nền tảng văn hoá truyền thống, gia đình Việt Nam vẫn hoàn toàn có khả năng gìn giữ đƣợc những nét bản sắc đặc trƣng của nó ngay trong điều kiện phát triển của thế giới hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gia đình theo luật hôn nhân và gia đình việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 10 03 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)