1.4. Khái quát sự điều chỉnh của pháp luật hôn nhân và gia đình về gia đình qua
1.4.1. Gia đình theo quy định của pháp luật phong kiến Việt Nam
Nƣớc ta đã trải qua một thời kỳ dài lịch sử với nhiều triều đại phong kiến thay thế nhau cai trị. Các tƣ liệu về luật cổ đến nay không còn nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong thời kỳ phong kiến nƣớc ta có hai bộ luật tiêu biểu là Bộ luật Hồng Đức đƣợc ban hành dƣới thời Lê và Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là bộ luật Gia Long) đƣợc ban hành dƣới thời Nguyễn. Trong thời kỳ này, pháp luật chịu sự chi phối của một số yếu tố và có đặc điểm chung sau:
Thứ nhất, pháp luật thời kỳ này đƣợc quyết định bởi điều kiện kinh tế - xã hội
phong kiến. Pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thƣợng tầng nên nó chịu ảnh hƣởng bởi điều kiện kinh tế - xã hội của thời kỳ này. Trong xã hội phong kiến, sự phân hóa giàu nghèo rất sâu sắc, đặc biệt là hai giai tầng trong xã hội lúc bấy giờ,
giai cấp phong kiến và giai nông dân. Điều này dẫn đến thành viên gia đình của hai giai tầng xã hội này cũng rất khác nhau. Cùng với sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội là chế độ trọng nam khinh nữ đã ảnh hƣởng đến pháp luật thời kỳ này là bất bình đẳng giữa nam và nữ, vai trò của ngƣời chồng đƣợc đề cao và quyền lực gia đình tập trung trong tay ngƣời chồng.
Thứ hai, pháp luật thời kỳ này chịu ảnh hƣởng không nhỏ của Nho giáo và pháp luật Trung Hoa. Nho giáo đã vào Việt Nam rất sớm, nhƣng mãi đến những năm 1460 nhờ vua Lê Thánh Tông mà Nho giáo đã trở thành Quốc giáo và trở thành nền tảng tƣ tƣởng thời bấy giờ. Nho giáo đã giúp giai cấp thống trị củng cố địa vị thống trị đƣợc vững chắc hơn. Tƣ tƣởng của Nho giáo đã đƣợc nhà làm luật của thời kỳ này đƣa vào các quy định của pháp luật và các chế định về hôn nhân và gia đình cũng không nằm ngoài quy luật đó. Do đó, các quy định về hôn nhân và gia đình cũng chịu chung tƣ tƣởng này. Trong thời kỳ phong kiến, nƣớc ta nhiều lần bị Trung Hoa đô hộ, thêm vào đó nhà làm luật cũng đã tham khảo hệ thống luật Trung Hoa để soạn thảo nên đã bị ảnh hƣởng những tƣ tƣởng của luật này, nhƣng các Bộ luật của ta thời bấy giờ đã đƣợc lọc bỏ, sửa đổi và sáng tạo đi rất nhiều để phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán của ngƣời Việt Nam. Cũng vào thời kỳ này, văn hóa Trung Hoa đang có ảnh hƣởng rất lớn đối với rất nhiều nƣớc trong đó có Việt Nam.
Thứ ba, pháp luật thời kỳ này chịu ảnh hƣởng của phong tục tập quán. Phong
tục tập quán ảnh hƣởng đến pháp luật không kém gì ảnh hƣởng của Nho giáo vì nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ trình độ dân trí thấp, ngƣời dân gắn liền với đồng ruộng và lũy tre làng nên ít giao lƣu với thế giới bên ngoài. Những kiến thức thế hệ sau có đƣợc là do học hỏi từ ngay chính những ngƣời của thế hệ trƣớc trong làng về các quy phạm đạo đức, lối sống… nên hệ tƣ tƣởng của họ trở thành phong tục tập quán điều chỉnh các hành vi trong gia đình.
Do những yếu tố ảnh hƣởng trên mà pháp thời kỳ này có những nét đặc trƣng có ảnh hƣởng đến thành viên gia đình là thừa nhận và bảo vệ chế độ đa thê cùng với bảo vệ quyền gia trƣởng của ngƣời đàn ông trong gia đình.
Ở nƣớc ta, tục đàn ông đƣợc lấy nhiều vợ (đa thê) đã có từ lâu đời. Điều này là do quan niệm có nhiều con là có phúc và phúc là điều đầu tiên để chúc nhau; cần con trai để nối dõi tông đƣờng; để có thêm lao động, gia đình quan lại giàu có thì đây là hãnh diện. Trong quan niệm của ngƣời xƣa, việc ngƣời đàn ông có nhiều vợ là chuyện bình thƣờng “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một
chồng”. Do đó, trong nhà vào thời bấy giờ, nhất là những nhà giàu có, thƣờng có
rất nhiều vợ; không chỉ lấy vợ hai mà còn lấy vợ ba, vợ tƣ… Ngoài vợ ra, ngƣời đàn ông còn có thể có thêm nàng hầu và cũng có thể có nhiều nàng hầu trong nhà.
Quyền gia trƣởng đƣợc pháp luật phong kiến bảo vệ nên ngƣời cha, ngƣời chồng là chủ gia đình có nhiều ƣu thế. Gia trƣởng là ngƣời đứng đầu trong gia đình đối với tất cả mọi ngƣời cùng chung sống trong nhà, kể cả những ngƣời có quan hệ nhƣ ngƣời hầu, ngƣời học nghề… con cháu ở cùng nhà với ông bà nội, cha mẹ thì phải thuộc quyền gia trƣởng trong nhà. Với quy định này, những ngƣời thuộc quyền quản lý của gia trƣởng đều là thành viên của gia đình. Gia đình phong kiến đƣợc chia thành hai mô hình: Đại gia đình và tiểu gia đình. Đại gia đình là một mô hình gia đình lớn, gồm một tập thể những ngƣời có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dƣỡng cùng chung sống với nhau mấy đời liên tiếp, trong đại gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống, thậm chí đến năm đời gọi là
“ngũ đại đồng đường”. Tiểu gia đình là mô hình gia đình nhỏ gồm có vợ chồng và
con cái. Mô hình gia đình phổ biến là đại gia đình, gồm các tôn thuộc nhƣ các cụ, ông bà, cha mẹ, chú bác và ty thuộc nhƣ con, cháu, chắt.
Nhƣ vậy, do ảnh hƣởng bởi điều kiện kinh tế - xã hội, Nho giáo và pháp luật Trung Hoa cũng nhƣ ảnh hƣởng tập quán mà đặc trƣng của gia đình Việt Nam lúc
bấy giờ phổ biến là đại gia đình. Trong gia đình đó đặt dƣới sự quản lý của ngƣời gia trƣởng. Điểm đặc biệt trong các thành viên của gia đình thời bấy giờ là có nhiều ngƣời đƣợc gọi là vợ, ngoài vợ còn có nàng hầu những ngƣời này đều có quan hệ hôn nhân. Trong các con có con chính hay có giá thú mà sinh ra, con hoang, con nuôi. Ngoài những thành viên gia đình có quan hệ nhƣ trên thì trong gia đình còn có những thành viên khác nhƣ ngƣời hầu, ngƣời học nghề…