Vai trò pháp luật trong ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 29 - 31)

nhận sự dịch chuyển từ thực thể pháp lý này sang thực thể pháp lý khác bằng cách trực tiếp sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp hoặc có thể bằng hình thức gián tiếp thông qua việc quản lý, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp bị mua lại. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp chính là cơ sở để phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động mua bán và cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể sẽ phát sinh trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng.

1.3. ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI QUAN HỆ HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP

1.3.1. Vai trò pháp luật trong ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán doanh nghiệp bán doanh nghiệp

Trong bất kỳ một quan hệ hợp đồng nào, việc xác định các quy định pháp luật điều chỉnh là điều rất quan trọng, đặc biệt đối với một quan hệ hợp đồng có tính phức tạp như hợp đồng mua bán doanh nghiệp thì pháp luật đóng vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu. Pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán doanh nghiệp có vai trò định hướng cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư hướng đến việc xây dựng một hợp đồng chặt chẽ và đảm bảo đầy đủ tính pháp lý. Sự chặt chẽ và tuân thủ pháp luật rất quan trọng trong một hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Bởi, nếu hợp đồng đó không tuân theo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về hợp đồng thì việc thực hiện sẽ gặp rất nhiều trở ngại và đôi khi còn dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng.

Vai trò của pháp luật về hợp đồng nói chung và các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp nói riêng đều chủ yếu quy định các điều kiện mà các bên cần phải đáp ứng cũng như những thủ tục cần thiết khi tham gia vào quan hệ hợp đồng. Điều này nhằm đảm bảo rằng, sau khi ký kết, hợp đồng mua bán doanh nghiệp được phát sinh hiệu lực, làm cơ sở để các bên thực hiện theo đúng hợp đồng đã cam kết. Sự thiếu hiểu biết về pháp luật đôi khi sẽ làm cho hợp đồng mua bán không phát sinh hiệu lực. Chẳng hạn như trường hợp hai doanh nghiệp ký kết với nhau một hợp đồng mua bán công ty, tuy nhiên người đại diện bên bán đứng ra ký kết bản hợp đồng này lại không có đủ thẩm quyền theo điều lệ của công ty bên bán cũng như quy định Luật Doanh nghiệp hay hình thức hợp đồng không tuân thủ quy định chung của pháp luật về hợp đồng; hoặc phương thức thanh toán của các bên không phù hợp với quy định pháp luật: thỏa thuận phương thức thanh toán bằng ngoại tệ; hoặc trong thỏa thuận đưa ra giá bán thấp hơn giá thị trường để cố tình trốn nghĩa vụ thuế… Nếu hợp đồng mua bán doanh nghiệp đã được ký kết nhưng lại vi phạm một trong các trường hợp nói trên thì sẽ dẫn đến hệ quả pháp lý là sự vô hiệu của hợp đồng.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện hợp đồng, việc am hiểu các quy định pháp luật liên quan đến việc mua bán doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Với hợp đồng mua bán doanh nghiệp, việc thực hiện hợp đồng là khâu quan trọng và quyết định sự thành công của hợp đồng vì mục đích của các bên có được thực hiện được hay không phụ thuộc vào vấn đề hợp đồng được thực hiện tốt hay không tốt. Đây chính là giai đoạn triển khai các cam kết, nghĩa vụ của các bên để đáp ứng quyền lợi của bên kia, vì vậy, trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán doanh nghiệp, các bên phải tuân theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 412 Bộ luật Dân sự. Hơn nữa, cũng cần nhận thấy rằng, nếu một hợp đồng mua bán doanh nghiệp không được xây dựng một cách chặt chẽ và không dựa trên nền tảng pháp lý cơ bản thì rất nhiều khả

năng các bên sẽ gặp nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện. Ngược lại, nếu hợp đồng đó được soạn thảo dựa trên các yêu cầu chung nhất của pháp luật thì khi gặp trở ngại trong việc thực hiện, pháp luật sẽ can thiệp và giải quyết. Do vậy, pháp luật không chỉ có vai trò định hướng cho các hợp đồng mua bán phát sinh hiệu lực pháp luật mà còn đảm bảo cho quá trình thực hiện hợp đồng đúng như các bên đã cam kết. Vì nếu không thực hiện cam kết đã thỏa thuận, bên vi phạm sẽ bị áp dụng chế tài phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại như quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự.

Vì không giống các hợp đồng thông thường khác nên sau khi hợp đồng mua bán doanh nghiệp được ký kết và có hiệu lực sẽ phát sinh hàng loạt các vấn đề đến tư cách pháp nhân như tài chính, thương hiệu, giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động, xử lý các khoản nợ thuế… Chính vì thế, xây dựng một hợp đồng dựa trên khuôn khổ pháp lý sẽ giúp các bên trong quan hệ của hợp đồng mua bán tránh được nhiều rủi ro trong quá trình ký kết cũng như thực hiện hợp đồng. Ngoài các yếu tố pháp lý, hợp đồng mua bán doanh nghiệp còn thể hiện sự phối hợp một cách hài hòa nhiều yếu tố khác như tài chính, kinh doanh… Và chỉ khi kết hợp một cách hoàn chỉnh các yếu tố có liên quan thì hợp đồng mua bán doanh nghiệp mới thật sự là công cụ để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)