Nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng, minh bạch và đầy đủ để định hướng thực hiện và quản lý giao dịch mua bán doanh nghiệp thì bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, các quy định pháp luật liên quan đến doanh nghiệp cũng cần được hoàn thiện thông qua một số giải pháp sau:
- Thống nhất tỷ lệ sở hữu của bên nước ngoài khi tham gia góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời phải quy định sao cho tỷ lệ sở hữu này phù hợp với các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, cụ thể, nên áp dụng một tỷ lệ sở hữu nhất định cho các nhà đầu tư nước ngoài để tránh chồng chéo trong các quy định pháp luật hiện hành. Và trong tương lai, tỷ lệ này sẽ không được quy định trong các quy định pháp luật để phù hợp với cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Ngoài ra, các quy định pháp luật phải đảm bảo sự bình đẳng đối xử đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài khi họ thực hiện đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là đầu tư theo hình thức mua lại doanh nghiệp Việt Nam hoặc sáp nhập với một doanh nghiệp Việt Nam;
- Cụ thể hóa các quy định về thủ tục mua bán, sáp nhập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài đã được quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, đăng ký kinh doanh sau khi sáp nhập hoặc mua lại;
- Hiện vẫn chưa có hướng dẫn nào về việc mua lại một công ty bị thua lỗ hoặc công ty trong nước khi mua cổ phần của công ty nước ngoài phải cần các thủ tục, điều kiện như thế nào do quy định về việc đầu tư ra nước ngoài chưa cụ thể. Nếu khơi thông, giải tỏa được các được vấn đề pháp lý cho hoạt động này, thị trường Việt Nam sẽ thu hút được một lượng vốn đáng kể từ nước ngoài vì Việt Nam đang là điểm đến của các nhà đầu tư trên thế giới;
- Thể chế hóa các vấn đề liên quan đến việc cung cấp và kiểm soát thông tin, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp nói riêng, bởi vì trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, thông tin về giá cả, thương hiệu, thị trường, thị phần, quản trị, con người... là rất cần thiết cho cả bên mua, bên bán. Nếu thông tin không được kiểm soát, không minh bạch thì có thể gây nhiều thiệt hại cho cả bên mua, bên bán, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến các thị trường khác như hàng hóa chứng khoán, ngân hàng. Cũng như các thị trường khác, thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp hoạt động có tính dây chuyền, nếu một vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp lớn diễn ra không thành công hoặc có yếu tố lừa dối thì hậu quả cho nền kinh tế là rất lớn vì có thể cổ phiếu, trái phiếu, hoạt động kinh doanh, đầu tư... của doanh nghiệp đó nói riêng và các doanh nghiệp liên quan bị ảnh hưởng theo. Hơn nữa, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp có thể dẫn đến độc quyền, do đó rất cần sự kiểm soát của nhà nước để không ảnh hưởng đến nền kinh tế, người tiêu dùng.về hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp nhằm nâng cao tính minh bạch của thông tin trong hoạt động này, giúp các bên hạn chế được rủi ro trong các hợp đồng mua bán
doanh nghiệp. Cần xây dựng được kênh kiểm soát thông tin, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh.