định về đồng tiền thanh toán
Nếu theo các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mà Bộ luật Dân sự quy định thì việc thỏa thuận đồng tiền thanh toán trong giao dịch mua bán doanh nghiệp nếu trái các quy định liên quan cũng được xem là vi phạm điều cấm của pháp luật và dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng. Tuy nhiên, vấn đề này hiện này cũng đang cần có sự thống nhất trong các văn bản pháp luật. Theo các quy định pháp luật hiện hành việc thanh toán tiền mua cổ phần, tiền góp vốn đang được quy định không thống nhất với nhau trong các văn bản pháp luật.
Theo khoản 4 Điều 4 và Điều 89 của Luật Doanh nghiệp, tài sản góp vốn hoặc tiền mua cổ phần có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ,... Trong khi đó, cũng quy định về vấn đề này, Điều 3 Thông tư 03/2004/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam quy định: "Trên lãnh thổ
Việt Nam, việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt nam được thực hiện bằng đồng Việt Nam". Hay khoản 5
Điều 5 Nghị định 109/2008/NĐ-CP về giao, bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước cũng quy định phương tiện thanh toán khi mua doanh nghiệp là tiền đồng Việt Nam. Như vậy, theo quy định này nếu các giao dịch mua bán doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp Việt Nam (trừ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) với nhau thì được tự do sử dụng các hình thức thanh toán theo quy định của Luật Doanh nghiệp, còn nếu bên mua là một nhà đầu tư nước ngoài hoặc bên bán là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thì thì bắt buộc phải sử dụng đồng tiền Việt Nam trong giao dịch mua bán doanh nghiệp. Việc quy
định bất nhất này làm cho người mua và người bán là công ty ở ngoài Việt Nam thực hiện chuyển nhượng cổ phần trong doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam là rất khó khăn.