Hợp đồng mua bán doanh nghiệp vô hiệu do bị lừa dố

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 48 - 50)

Theo quy định pháp luật hiện hành, vấn đề vô hiệu của hợp đồng mua bán doanh nghiệp do bị lừa dối hiện đang được điều chỉnh tại Điều 132 Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, Bộ luật này chỉ quy định chung về các quan hệ hợp đồng chứ không cụ thể trong từng trường hợp. Trên thực tế, quan hệ hợp đồng mua bán doanh nghiệp rất phức tạp và việc cụ thể hóa vấn đề này cũng là điều không kém phần quan trọng. Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định cụ thể nhưng nếu có thể tổng kết được các vụ mua bán doanh nghiệp đã xảy ra trên thực tế thì có thể thấy có rất nhiều yếu tố lừa dối trong một số hợp đồng mua bán doanh nghiệp, mà điển hình là việc cố tình che giấu các khoản nợ của bên mua nhằm nâng cao giá trị với bên bán. Và sau khi đã sở hữu doanh nghiệp mua lại, bên mua lại trở thành người chịu trách nhiệm với các khoản nợ của doanh nghiệp đã mua trước đó vì các khoản nợ này đã được bên bán cố tình che giấu và không thể hiện trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp bán (trừ trường hợp bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ theo quy định tại khoản 2 Điều 145 Luật Doanh nghiệp). Điều này xuất phát từ thực tế hiện nay hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam thường sử dụng hai hệ thống sổ sách kế toán: một sổ được hạch toán dựa trên các hóa đơn chứng từ hợp pháp và đầy đủ, và là cơ sở để soạn

lập báo cáo thuế và quyết toán thuế cuối năm. Các số liệu này cũng được dùng để đưa lên là các thông tin chính thức khi công bố thông tin về doanh nghiệp ra bên ngoài. Một hệ thống sổ sách khác được theo dõi nội bộ trong đó có các khoản doanh thu và chi phí vì nhiều lý do mà không có hóa đơn chứng từ hợp lệ.

Mặc dù cách làm này là vi phạm pháp luật, nhưng trên thực tế vẫn không thể tránh khỏi. Khi sử dụng các con số để thuyết phục hay dùng làm số liệu quá khứ để dự đoán tăng trưởng của doanh nghiệp được định giá cho các nhà đầu tư thì các doanh nghiệp thường dùng hệ thống sổ sách nội bộ do các số liệu này có thể làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, mặc dù thông tin này không bao giờ được doanh nghiệp công bố ra bên ngoài.

Với thực tế đang diễn ra một cách phổ biến như vậy, pháp luật về mua bán doanh nghiệp cần quy định rõ đây là một trong những hành vi lừa dối trong giao dịch mua bán doanh nghiệp. Nếu các bên không có thỏa thuận việc thanh toán các khoản nợ đã có trước đó của bên bán mà hợp đồng được ký kết và sau khi chuyển quyền sở hữu bên mua mới phát hiện ra các khoản nợ này thì đây là hành vi cố ý của bên bán nhằm "đánh bóng" giá trị của mình với bên mua. Bởi, thực chất không ai hiểu rõ về doanh nghiệp bằng người chủ của nó nên bên bán luôn có xu hướng đưa ra những thông tin có lợi nhằm nâng cao giá trị của hợp đồng, trong những thông tin đó các khoản nợ xấu mà bên bán hiện đang có sẽ được che giấu và như vậy khi hợp đồng được thực hiện thì bên thiệt hại sẽ là bên mua.

Ngoài ra, còn một số trường hợp các tài sản cố định của bên bán đã được dùng làm tài sản thế chấp cho ngân hàng nhưng không được thông báo với doanh nghiệp mua lại... Như vậy, những trường hợp được đề cập trên đây chính là một trong những hành vi lừa dối của bên bán trong hợp đồng và vấn đề này cần được pháp luật điều chỉnh để bảo vệ quyền lợi của bên bán, đồng thời làm minh bạch hóa các giao dịch mua bán doanh nghiệp trên thị trường,

tạo sự yên tâm cho các bên khi tham gia giao dịch này, đặc biệt là bên mua lại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)