Giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở Việt Nam (Trang 32 - 33)

1.2.1. Khái niệm

Giải quyết TCTM bằng Tòa án là một hình thức giải quyết TCTM quan trọng nhất. Tòa án theo quy định của pháp luật là cơ quan nhân danh quyền lực Nhà nước thực hiện hoạt động xét xử các vụ án về TCTM của các cá nhân, tổ chức.

Giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan tài phán của Nhà nước thực hiện [79, tr. 296]. Khái niệm này chưa nêu lên kết quả của hoạt động thực hiện giải quyết tranh chấp của cơ quan tài phán Nhà nước. Vì bản án, quyết định là phần quan trọng nhất và là ưu thế của hình thức giải quyết TCTM bằng Tòa án. Theo TS. Bùi Ngọc Cường, đây là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan xét xử của Nhà nước thực hiện (Tòa án), thông qua hoạt động của các Thẩm phán, theo một thủ tục pháp lý chặt chẽ, nhằm ra một bản án hay quyết định về vụ tranh chấp, buộc các bên phải thi hành [38, tr. 146]. Quan niệm này cho thấy những yêu cầu cũng như ưu thế và những hoạt động, nhiệm vụ của hình thức giải quyết TCTM bằng Tòa án.

Giải quyết TCTM bằng Tòa án có thể được hiểu là hình thức giải quyết tranh chấp thương mại được Tòa án tiến hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định

nhằm giải quyết vụ án về tranh chấp thương mại bằng một quyết định hoặc bản án buộc các bên thi hành.

TCTM được giải quyết bằng Tòa án ngày nay trên thế giới ít được thương nhân sử dụng. Phần lớn những tranh chấp trong kinh doanh được giải quyết mà không cần tới sự giúp đỡ của Tòa án. Đối với nước ta, là quốc gia nằm trong khu vực có mức độ tăng trưởng kinh tế cao nhất toàn cầu, số vụ tranh chấp kinh tế được khởi kiện tại các Tòa Kinh tế đang giảm đáng kể. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có nhiều song có thể kể ra là trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp kéo dài mất thời gian, đôi khi lại không mang lại kết quả, từ đó làm gia tăng chi phí trong giao dịch kinh doanh, thương mại của doanh nhân; sự phân định về thẩm quyền giữa hai Tòa Dân sự và Tòa Kinh tế không rõ ràng làm cho phán quyết của Tòa án khó lường trước - góp phần làm giảm sự tin tưởng của doanh nhân vào tòa án này,… [72, tr. 640, 666].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở Việt Nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)