Về các biện pháp khẩn cấp tạm thờ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở Việt Nam (Trang 82 - 83)

TAND CẤP TỈNH

2.4.6. Về các biện pháp khẩn cấp tạm thờ

BLTTDS quy định mới cho phép trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án (khoản 2 Điều 99 BLTTDS). Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng chúng trong trường hợp đương sự không có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (khoản 3 Điều 99 và Điều 119 BLTTDS).

BLTTDS lần đầu tiên quy định về trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng tại Điều 101. Trách nhiệm khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thuộc về người yêu cầu và phải bồi thường nếu họ yêu cầu Tòa án áp dụng những biện pháp này mà không đúng và gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba; trách nhiệm này thuộc về Tòa án và phải bồi thường khi Tòa án tự mình áp dụng những biện pháp này, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu, áp dụng vượt quá yêu cầu áp dụng các biện pháp này của cá nhân, cơ quan, tổ chức (Điều 101 BLTTDS). Các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định trong BLTTDS (Điều 42 PLTTGQCVAKT) đã quy định rõ ràng hơn về các biện pháp này. Song vì là Bộ luật áp dụng thống nhất nên điều cần lưu ý là trong 12 biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định liệt kê tại Điều 102 BLTTDS, có những biện pháp chỉ áp dụng cho vụ án về tranh chấp dân sự như giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng chăm sóc… Các biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng cho vụ án về TCTM có thể nói là những biện pháp quy định từ khoản 6 đến khoản 12 Điều 102 BLTTDS. Bởi vì, đây là những biện pháp khẩn cấp tạm thời gắn liền với nội dung của những tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại.

Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời lần đầu tiên được quy định rõ trong BLTTDS. Theo đó nội dung đơn yêu cầu áp dụng được quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật này, thời hạn và chủ thể giải quyết yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, và trường hợp áp dụng các biện pháp này khi tài khoản, tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng các biện pháp này có nghĩa vụ phải thực hiện (khoản 2, 3, 4 Điều 117 BLTTDS). Cũng lần đầu tiên, để ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự, bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, BLTTDS quy định trong một số trường hợp người yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp này phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện (Điều 120 BLTTDS).

Về thủ tục thay đổi, áp dụng bổ sung, hủy bỏ và hiệu lực của quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng như khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định này cũng được quy định rõ ràng hơn trong BLTTDS (Điều 43, 44 PLTTGQCVAKT) tại các điều từ Điều 121 đến Điều 125 như căn cứ thay đổi, áp dụng bổ sung và các trường hợp hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đồng thời, lần đầu tiên Bộ luật cũng chỉ rõ việc thi hành quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở Việt Nam (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)