TAND CẤP TỈNH
TÒAÁN NHÂNDÂN CẤP HUYỆN
TÒA ÁN NHÂN DÂN
Hiến pháp và Luật tổ chức của từng cơ quan trong bộ máy Nhà nước, trong đó đối với TAND có Luật Tổ chức TAND năm 2002. Tòa Kinh tế là một tòa chuyên trách trong TAND, do đó nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của nó cũng tuân theo những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của TAND nói chung. Những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của Tòa Kinh tế TAND gồm có:
a) Nguyên tắc bổ nhiệm Thẩm phán
Theo Điều 64 Hiến pháp năm 1946 nguyên tắc bổ nhiệm Thẩm phán của Tòa án đã được ghi nhận và thực hiện [8, tr. 22]. Hiến pháp năm 1959, nguyên tắc bổ nhiệm Thẩm phán của Tòa án được thay thế bằng nguyên tắc bầu Thẩm phán quy định tại Điều 98 nhằm đảm bảo cho nhân dân lao động trực tiếp thực hiện quyền dân chủ trong việc lựa chọn những người có trình độ chuyên môn, pháp lý, đạo đức thay nhân dân xét xử để bảo vệ lợi ích Nhà nước và tập thể, công dân [41, tr. 383]. Nguyên tắc bầu Thẩm phán thay thế cho nguyên tắc bổ nhiệm Thẩm phán được thực hiện ở nước ta là bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử theo mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước, mô hình tổ chức và các nguyên tắc hoạt động của cơ quan tư pháp của mô hình Xô viết. Theo mô hình Liên Xô, chúng ta đã thay thế chế độ bổ nhiệm Thẩm phán bằng chế độ bầu cử Thẩm phán [67, tr. 300]. Thực tiễn trong quá trình thực hiện nguyên tắc bầu Thẩm phán đã bộc lộ nhược điểm là có những Thẩm phán được bầu không đáp ứng được yêu cầu công tác. Do đó, Hiến pháp năm 1992 theo quy định tại Điều 128, chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Thẩm phán được thực hiện. Nguyên tắc bổ nhiệm Thẩm phán cũng được quy định tại Điều 3 Luật Tổ chức TAND năm 2002. Như vậy, nguyên tắc này lại được thực hiện trở lại như nó đã được quy định trong Hiến pháp năm 1946.
b) Khi xét xử có Hội thẩm tham gia và Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán
Nguyên tắc này đảm bảo cho những người đại diện cho nhân dân, xã hội tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án và được ghi nhận từ Hiến pháp năm 1946 tại Điều 65, Điều 99 Hiến pháp năm 1959, Điều 130 Hiến pháp năm 1980. Hiện nay, nguyên tắc này được quy định tại Điều 129 Hiến pháp năm 1992, Điều 4 Luật Tổ chức TAND năm 2002 và Điều 11 BLTTDS. Theo các quy định này, việc tham
gia xét xử của Hội thẩm nhân dân chỉ tại Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án mà thôi (Điều 52, 53, 54 và Điều 55 BLTTDS). Việc tham gia xét xử của Hội thẩm chỉ rõ hoạt động của Tòa án là hoạt động của cơ quan Nhà nước chuyên biệt làm nhiệm vụ xét xử có sự tham gia của nhân dân vào hoạt động này của Tòa án, cùng với Thẩm phán để xét xử vụ án về TCTM. Qua việc tham gia của Hội thẩm, những đặc điểm riêng gắn liền với vụ án như điều kiện, hoàn cảnh… sẽ được Hội đồng xét xử cân nhắc đến qua vai trò, vị trí của Hội thẩm là ngang quyền với Thẩm phán. Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán thể hiện khi xét xử họ cùng với Thẩm phán thảo luận và quyết định đến việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa… đặc biệt trong quá trình nghị án họ được biểu quyết (Điều 236 BLTTDS). Tuy nhiên, thực tế hiện nay trình độ của Hội thẩm, Thẩm phán là vấn đề tồn tại. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp thời gian tới nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch vững mạnh. Đào tạo, bổ nhiệm một đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm có phẩm chất và đủ trình độ xét xử một cách công tâm đúng luật là nhiệm vụ đang được thực hiện hiện nay của tiến trình CCTP [101, tr. 320].
c) Khi xét xử Thẩm phán, Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 69 Hiến pháp năm 1946. Đến Hiến pháp năm 1959, nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 100 với nội dung chung chung là khi xét xử, TAND có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Hiến pháp năm 1980, nguyên tắc này lần đầu tiên được quy định rõ ràng, chỉ rõ cả Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân đều độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nhưng có khiếm khuyết là không chỉ có Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử mà còn có cả Hội thẩm quân nhân nữa. Do đó, nguyên tắc này được tiếp tục ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 tại Điều 130 với nội dung như hiện nay và cũng được quy định tại Điều 5 Luật Tổ chức TAND năm 2002 và Điều 12 BLTTDS.
Sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội thẩm thể hiện ở không có sự ràng buộc nào, sức ép nào của bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào tác động đến Thẩm phán, Hội thẩm trong quá trình xét xử. Họ chỉ phải tuân theo những quy định của pháp luật để xét xử. Là những người tiến hành tố tụng, nếu Thẩm
phán, Hội thẩm không độc lập thì không thể có bản án, quyết định đún g pháp luật, tôn trọng sự thật khách quan của vụ án và ý kiến của các bên, đảm bảo quyền, lợi ích của họ. Sự độc lập còn thể hiện là Thẩm phán độc lập với Hội thẩm trong xét xử và chỉ tuân theo quy định của pháp luật. Thực hiện tốt nguyên tắc này mới đảm bảo được vị trí, nhiệm vụ của TAND là cơ quan bảo vệ pháp luật và chế độ, giữ gìn nền công lý cho nhân dân. Tinh thần “độc lập xét xử” cơ bản là nhằm: không để một ai, nhất là các cơ quan Nhà nước hoặc cá nhân nào đó lạm dụng chức quyền hoặc ảnh hưởng của mình tác động vào Tòa án, vào Hội đồng xét xử làm mất tính độc lập của Tòa án, của Hội đồng xét xử [107, tr. 359 - 360].
d) Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số
Là cơ quan thực hiện quyền tư pháp xét xử các vụ án, do đó để có những bản án, quyết định được đúng đắn, khách quan Tòa án xét xử tiến hành theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Trong Hiến pháp năm 1946 và 1959 nguyên tắc này chưa được ghi nhận. Đến Hiến pháp năm 1980 lần đầu tiên nguyên tắc này được quy định tại Điều 132 và tiếp tục được quy định tại Điều 131 Hiến pháp năm 1992. Nguyên tắc này cũng được quy định tại Điều 6 Luật Tổ chức TAND năm 2002 và Điều 14 BLTTDS. Bản chất của nguyên tắc này là phát huy trí tuệ tập thể của những người tiến hành tố tụng trong Hội đồng xét xử nhằm chống việc áp đặt ý kiến, suy nghĩ chủ quan của bất kỳ Thẩm phán hoặc Hội thẩm nào khi xét xử để ra bản án và quyết định đúng pháp luật.
đ) Tòa án xét xử công khai
Hoạt động xét xử của Tòa án là hoạt động của cơ quan Nhà nước nên cần công khai để nhân dân biết, giám sát công việc xét xử bằng sự tham dự phiên tòa. Nó còn có tác dụng giáo dục nhân dân ý thức tuân thủ pháp luật, tham gia phòng chống các vi phạm pháp luật trong đời sống. Bởi, nhân dân là người sáng tạo lịch sử, nhân dân phải là nguồn gốc của quyền lực. Trong xã hội, quyền lực Nhà nước ta bắt nguồn từ nhân dân, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân [101, tr. 320]. Mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ những người dưới mười sáu tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập tham gia phiên
tòa. Đối với việc xét xử vụ án về TCTM, bắt nguồn từ đặc thù của tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại nên pháp luật quy định trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai (Điều 15 BLTTDS).
e) Tòa án xét xử mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật
Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 52 Hiến pháp năm 1992, Điều 8 Luật Tổ chức TAND năm 2002 và Điều 8 BLTTDS. Nó được ghi nhận ngay từ Hiến pháp năm 1946 tại Điều 7, Hiến pháp năm 1959 tại Điều 22, Hiến pháp năm 1980 tại Điều 55. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án và đối với mọi công dân. Nó cho thấy, mọi công dân trong xã hội, trước pháp luật của Nhà nước đều có địa vị như nhau mà không có sự phân biệt nào từ dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp. Trong vụ án về TCTM, các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức đều bình đẳng không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu, thành phần kinh tế và đều có quyền, nghĩa vụ tố tụng theo quy định của pháp luật.
f) Tòa án bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là nguyên tắc trong hoạt động xét xử của Tòa án khi giải quyết vụ án về TCTM. Nó đặc biệt quan trọng trong bối cảnh CCTP hiện nay thể hiện qua việc quy định trong BLTTDS các quyền và nghĩa vụ của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Bản chất của nguyên tắc này nhằm giúp đương sự có quyền đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình trong vụ án về TCTM để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bằng chính bản thân mình là đương sự hoặc thông qua người bảo vệ (Luật sư, người đại diện hợp pháp) của các bên trong vụ án về TCTM thực hiện quyền bảo vệ trước Tòa án. Quyền bảo vệ của đương sự được ghi nhận tại Điều 133 Hiến pháp năm 1980, Điều 132 Hiến pháp năm 1992, Điều 9 Luật Tổ chức TAND năm 2002 và Điều 9 BLTTDS. Trong Hiến pháp năm 1946 tại Điều 67 và Hiến pháp năm 1959 tại Điều 101 chỉ ghi nhận quyền bào chữa của bị cáo. Trong cuộc CCTP với xu hướng mở rộng tranh tụng, thực hiện nguyên tắc này
đảm bảo cho đương sự quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình được tốt hơn.
g) Tòa án bảo đảm cho những người tham gia tố tụng quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước Tòa án
Xuất phát từ thực tiễn giải quyết vụ án có sự tham gia tố tụng của đương sự là các dân tộc khác nhau nên có tiếng nói, chữ viết khác nhau. Do đó, trong quá trình giải quyết vụ án về TCTM Tòa án phải đảm bảo cho họ - những người tham gia tố tụng quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước tòa. Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 66 Hiến pháp năm 1946, Điều 102 Hiến pháp năm 1959, Điều 134 Hiến pháp năm 1980 và Điều 133 Hiến pháp năm 1992. Nó cũng được quy định tại Điều 10 Luật Tổ chức TAND năm 2002 và Điều 20 BLTTDS. Nguyên tắc này được thực hiện không chỉ là tại phiên tòa mà nó còn được thực hiện ngay từ khi khởi kiện vụ án. Trong điều kiện hiện nay, hoạt động kinh doanh, thương mại diễn ra đan xen trong hợp tác, cạnh tranh có sự tham gia của các bên có tiếng nói, chữ viết khác nhau không chỉ là phạm vi trong nước, do vậy, TCTM xảy ra giữa các bên đương sự có tiếng nói, chữ viết khác nhau là phổ biến nên nguyên tắc này cần được thực hiện nghiêm túc và tốt để quá trình giải quyết vụ án về TCTM diễn ra đúng pháp luật và có ích cho các bên có tranh chấp.
h) Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử
Nguyên tắc này quy định tại Điều 11 Luật Tổ chức TAND năm 2002 và Điều 17 BLTTDS mà Luật Tổ chức TAND năm 1992 không quy định (mặc dù Điều 9 Luật Tổ chức TAND năm 1960 và Điều 11 Luật Tổ chức TAND năm 1981 đã quy định [42, tr. 171]). Việc ghi nhận và quy định trở lại trong Luật Tổ chức TAND năm 2002 nguyên tắc này nhằm góp phần cải cách hoạt động của TAND theo hướng đổi mới tổ chức của TANDTC để tập trung làm tốt nhiệm vụ giám đốc thẩm, tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn các Tòa án áp dụng pháp luật thống nhất; TANDTC quản lý tòa án địa phương về tổ chức để bảo đảm gắn việc theo dõi, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn với việc nhận xét, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ [1, tr. 18]. Với sự ghi nhận nguyên tắc này trong hoạt động của Tòa án để thực
hiện việc mở rộng thẩm quyền xét xử cho TAND cấp huyện. Theo đó, TAND cấp huyện trong thủ tục tố tụng phi hình sự chủ yếu giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các TCTM, TAND cấp tỉnh chủ yếu giải quyết theo thủ tục xét xử phúc thẩm.